Trọn bộ cách lên menu cho quán trà sữa từ A – Z
Nếu bạn đang băn khoăn cách lên menu cho quán trà sữa sao cho hấp dẫn và thẩm mỹ thì đừng bỏ qua bài viết này. Dưới đây là các bước lên menu đơn giản mà bạn không thể tìm ở đâu khác. Tham khảo ngay nhé!
1. Xác định Menu chính
Kinh doanh trà sữa không đơn giản là pha chế thức uống thơm ngon. Mà các đồ uống đó còn phải phù hợp với sở thích, nhu cầu của khách hàng. Nếu bạn đang băn khoăn không biết xây dựng Menu quán trà sữa với những thức uống nào, hãy tham khảo những gợi ý dưới đây ngay.
1.1. Đồ uống chính
Một quán trà sữa dù lớn hay nhỏ đều cần có những thức uống cơ bản mà khách hàng chắc chắn sẽ gọi khi vào quán. Các thức uống đó bao gồm:
– Trà sữa: Quán trà sữa tất nhiên không thể thiếu thức uống chính này rồi. Nói là trà sữa, nhưng thật ra bạn cần chuẩn bị nhiều hương vị trà sữa khác nhau để khách hàng có sự lựa chọn. Và những khách hàng thường đến quán cũng có thức uống để thay đổi khẩu vị. Những món trà sữa hầu như quán nào cũng phải có như: Trà sữa truyền thống, trà sữa bánh Flan, trà sữa Thái xanh/đỏ, trà sữa socola,…
– Thức uống từ trà: Trà cũng là thức uống cần có ở bất kỳ quán trà sữa nào, gồm có: Hồng trà và lục trà. Cùng với đó là các loại topping như: Trân châu, dâu tây, bạc hà, đậu đỏ, thạch hoa quả, hạt chia, đào miếng,…
– Nước ép trái cây: Sinh tố và nước ép chính là hai loại thức uống không thể thiếu khi kinh doanh trà sữa. Đôi khi, một nhóm khách hàng sẽ có người không thích trà sữa vì lo ngại cho vóc dáng. Sinh tố chính là thức uống giúp bạn làm hài lòng những khách hàng này.
Ngoài ra, mỗi quán trà sữa nên có thức uống đặc trưng của quán. Đó có thể là một công thức được sáng tạo riêng chỉ có ở quán hoặc được đặt theo tên quán. Đây sẽ là điểm nhấn hoàn hảo cho Menu quán trà sữa của bạn.
1.2. Đồ uống theo mùa, trend
Ngoài những thức uống cơ bản, bạn nên thường xuyên cập nhật những thức uống theo mùa, theo trend để Menu đa dạng và hấp dẫn hơn. Tuỳ vào thời tiết từng mùa bạn có thể bổ sung thêm đồ uống cho phù hợp.
Ví dụ: Vào Giáng sinh, bạn có thể ra mắt thức uống có màu đỏ cho phù hợp không khí lễ hội vui tươi. Hoặc vào mùa hè, bạn có thể bổ sung những món đồ uống mát lạnh từ trái cây thanh nhiệt và tươi mát. Chúng tôi tin chắc rằng doanh số tiêu thụ của những món này sẽ không hề thấp chút nào đâu.
Bên cạnh đó, các hot trend là cơ hội để bạn quảng bá quán và kiếm thêm doanh thu từ món mới. Chắc hẳn bạn còn nhớ cơn sốt cà phê Dalgona, bánh mì hoa cúc, bánh mì thanh long,… Vì vậy, dù việc kinh doanh đã đi vào ổn định, bạn vẫn nên liên tục cập nhật xu hướng và ra mắt đồ uống mới theo thị hiếu khách hàng.
1.3. Combo, ưu đãi
Các combo đồ uống hoặc đồ uống cùng với điểm tâm hoặc đồ ăn vặt cũng rất được khách hàng ưa chuộng. Đơn giản vì họ không phải bối rối lựa chọn. Vì vậy, bạn cũng nên dành một trang trong Menu cho các combo đồ uống. Và đừng quên đặt cho chúng những cái tên thật độc đáo và ấn tượng nhé.
1.4. Giá topping kèm thêm
Rất nhiều khách hàng thích gọi thêm topping để thưởng thức chung với đồ uống. Một số khách hàng muốn thử kết hợp các topping khác nhau với đồ uống. Do đó, bạn đừng quên thêm một phần Menu topping cho những vị khách này.
Bạn biết không, một số loại topping “quốc dân” như: Bánh Flan, thạch phô mai, trân châu, dâu tây, bạc hà, đậu đỏ, thạch hoa quả… có thể mang lại lợi nhuận không nhỏ cho quán đấy.
2. Xác định chi phí lợi nhuận cho cửa hàng
Sau khi đã xây dựng được danh sách các thức uống trong Menu, bước tiếp theo là xác định giá bán các món nước đó. Có nhiều cách xác định giá cho thức uống, như: Định giá theo đối thủ, định giá theo nhu cầu của khách hàng, định giá theo lợi nhuận mong muốn,… Nhưng phổ biến nhất là định giá theo giá vốn.
Giá nguyên vật liệu có thể biến động theo mùa, nhưng Menu thì không thể liên tục thay đổi. Bởi vì điều này sẽ khiến khách hàng cảm thấy khó chịu. Do đó, bạn cần đưa ra mức giá ban đầu phù hợp để bất kỳ thời điểm này cũng từ hoà vốn đến có lợi nhuận, chứ không gây lỗ cho cửa hàng.
Từ giá nguyên liệu, định lượng pha chế, bạn có thể suy ra chi phí các loại đồ uống. Tuy nhiên, nhiều chủ quán thường mắc sai lầm ở bước này. Đó là bỏ qua những chi phí cố định, bao gồm: Tiền thuê mặt bằng, điện nước, nhân viên, máy móc thiết bị,…
Thông thường, giá nguyên vật liệu thường sẽ chiếm 30% – 35% giá bán của thức uống là hợp lý. Nếu mức giá nguyên liệu vượt quá nhiều thì bạn nên tìm biện pháp cắt giảm chi phí. Tiếp đến là các chi phí cố định như: Tiền thuê mặt bằng, tiền lương cho nhân viên, các hóa đơn điện nước duy trì hoạt động của quán,…
Ngoài ra, việc xác định chi phí và giá bán cũng cần căn cứ vào số lượng đồ uống dự định bán ra. Đôi khi, bạn cần bán được một số lượng nhất định thì sau đó mới bắt đầu có lợi nhuận. Nhưng bất kỳ tình huống nào cũng nên lấy điểm hoà vốn để định giá, không nên để quán bị lỗ.
3. Thiết kế hình thức, bố cục Menu
Bên cạnh nội dung thì hình thức Menu cũng rất quan trọng. Qua đó, khách hàng có thể đánh giá sự chuyên nghiệp của quán. Thông thường, Menu quán trà sữa được thiết kế theo 3 dạng như sau:
– Menu Font chữ viết tay (Handwriting): Starbucks là quán cà phê tiên phong trong việc dùng Menu dạng này. Những Font chữ viết tay thường mang đến tinh thần phóng khoáng và lãng mạn, gây ấn tượng cho khách hàng ngay lần đầu tiên. Tuy nhiên, bạn nên tránh những Font chữ khó đọc và gây bối rối cho khách hàng.
– Menu Vintage: Đây là kiểu Menu phù hợp với những quán trà sữa theo phong cách cổ điển, hoài cổ. Sự mộc mạc đến từ chất giấy màu vàng, cùng với Font chữ, đường nét và hình ảnh gam màu trầm sẽ tạo nên một sự khác biệt và ấn tượng cho quán của bạn.
– Menu đa sắc màu: Sự phối hợp của nhiều màu sắc khác nhau sẽ tạo nên một phong cách độc đáo và ấn tượng cho Menu của quán. Tuy nhiên, quá nhiều màu sắc có thể gây rối mắt và kém thẩm mỹ nếu không được phối hợp tốt. Vì vậy, bạn hãy tham khảo ý kiến của mọi người và nhân viên trong quán trước khi chính thức đưa vào sử dụng.
– Menu tối giản: Xu hướng tối giản chưa bao giờ lỗi thời, dù trong trang trí nhà cửa hay thiết kế menu quán trà sữa. Phong cách này hiện đang được nhiều quán cà phê sử dụng trong thiết kế Menu, vì nó tạo sự dễ chịu cho khách hàng khi tham khảo Menu. Đồng thời, sự tối giản còn tạo ra một hiệu ứng cảm xúc đặc biệt cho khách hàng.
Bài viết liên quan bạn nên tham khảo: Cách trang trí quán trà sữa hút khách
4. Địa chỉ cung cấp nguyên liệu pha chế uy tín
Trong pha chế, nguyên liệu là yếu tố quan trọng hàng đầu, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thức uống. Nếu bạn chưa biết tìm mua nguyên liệu cho quán trà sữa của mình ở đâu thì có thể tham khảo các địa chỉ dưới đây.
4.1. Beemart
Beemart là cái tên quen thuộc trong lĩnh vực cung cấp nguyên liệu pha chế, làm bánh và nấu ăn. Đến với Beemart, bạn có thể tìm được tất tần tật những nguyên liệu và máy móc cần cho việc kinh doanh trà sữa như: Máy pha trà sữa, cân điện tử, dụng cụ pha chế, trân châu, dâu tây, bạc hà, đậu đỏ, thạch hoa quả…
Beemart hiện có chi nhánh ở Hà Nội và TP. HCM:
– Số 102 Võ Thị Sáu, quận 1, TP. HCM
– Số 212 Âu Cơ, quận Tân Bình, TP. HCM
– Số 156 Thống Nhất, phường 10, quận Gò Vấp, TP. HCM
– Số 5 ngõ 26 Nguyễn Khánh Toàn, Hà Nội
– Số 246 Lò Đúc, Hà Nội
4.2. Bartenders’ Mart Nhất Hương
Siêu thị dụng cụ Bartenders’ Mart Nhất Hương là nơi chuyên cung cấp các dụng cụ pha chế khi kinh doanh trà sữa, cà phê và quán bar. Danh mục hàng hoá của siêu thị lên đến 1.500 mặt hàng, gồm nguyên liệu và dụng cụ từ cơ bản đến chuyên nghiệp. Bartenders’ Mart Nhất Hương hiện có rất nhiều chi nhánh ở Hà Nội và TP. HCM để bạn có thể đến trực tiếp trải nghiệm và mua sắm.
Địa chỉ các cơ sở Bartenders’ Mart Nhất Hương:
– Số 2B Lê Đức Thọ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội
– Số 43, ngõ Thịnh Hào 1, đường Tôn Đức Thắng, phường Hàng Bột, quận Đống Đa, Hà Nội
– 155 Tân Kỳ Tân Quý, phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, TP. HCM
– 61A Trần Quang Diệu nối dài, phường 13, quận 3, TP. HCM
– 21 Nguyễn Thị Thập, phường Tân Phú, quận 7, TP. HCM
4.3. Siêu thị Đại Vạn Phát
Năm 2017, siêu thị Đại Vạn Phát được thành lập nhằm hỗ trợ cho học viên của trường Hướng Nghiệp Á Âu. Tuy nhiên, siêu thị Đại Vạn Phát hiện đã phát triển rất nhiều và trở thành địa chỉ cung cấp sỉ, lẻ các dụng cụ, nguyên liệu ngành F&B.
Từ dụng cụ, nguyên liệu pha chế đến làm bánh, bạn đều có thể tìm thấy tại siêu thị Đại Vạn Phát. Các sản phẩm ở vô cùng đa dạng, có thể xem là “chợ đầu mối” trong ngành F&B. Đặc biệt, các sản phẩm đều được cung cấp từ chính hãng, có đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc rõ ràng.
Bạn có thể tham quan và mua sắm địa chỉ duy nhất của siêu thị Đại Vạn Phát tại TP. HCM ở số 259B Hai Bà Trưng, phường 6, quận 3, TP. HCM.
>>> Xem thêm: Bí quyết kinh doanh trà sữa thành công từ A – Z