Kế hoạch kinh doanh đồ uống nước ép siêu lợi nhuận
Do nhu cầu ăn uống ngày càng cao, nên trên thị trường hiện nay có khá là nhiều quán cafe, nhà hàng đua nhau mở. Tuy nhiên, lại ít ai lên kế hoạch kinh doanh chi tiết quán sinh tố, nước ép hoa quả của mình. Vậy kinh doanh nước ép cần chuẩn bị những gì? Tiền vốn bao nhiêu? Cùng Chai Pet Sài Gòn theo dõi những chia sẻ sau đây để hiểu rõ hơn nhé.
1. Kinh doanh đồ uống nước ép trái cây cần chuẩn bị những gì?
1.1 Nguồn vốn
Giá vốn khi mở quán nước ép có thể rất khác nhau, tùy theo loại mặt bằng và diện tích (vỉa hè, trong nhà hay sân vườn,…). Ngoài ra, còn dựa theo mô hình kinh doanh của quán mà nguồn vốn để mở quán nước ép cũng khác nhau. Nếu như bạn kinh doanh quán theo mô hình nhỏ thì số vốn sẽ rơi vào khoảng 20 – 25 triệu đồng, nhưng nếu bạn muốn mô hình quán rộng hơn thì có thể từ 40 – 50 triệu đồng. Và thêm khoảng 30 – 100 triệu đồng tiền xoay vòng vốn trong 3 tháng đầu tiên khi kinh doanh, tuỳ thuộc vào mô hình quán của bạn.
1.2 Nghiên cứu thị trường
Đây là một trong những bước quan trọng mà bạn cần phải thực hiện thật kỹ trước khi mở quán.
Về khách hàng: Hãy xem xét khu vực mục tiêu của bạn có lượng dân số bao nhiêu? Đặc điểm của họ là gì? Nhu cầu và thị hiếu của họ thế nào? Đối tượng nào sẽ ghé đến quán của bạn nhiều nhất? Ai sẽ là người giúp bạn thu hút các khách hàng khác?
Về đối thủ: Bạn sẽ cạnh tranh với ai? Chắc chắn quanh khu vực của bạn sẽ có rất nhiều đối thủ như quán nước, quán trà đá, cà phê hay thậm chí là những cửa hàng sinh tố đã mở trước đó. Do đó, bạn hãy xem xét và nguyên cứu thật kỹ các vấn đề về: Quán của họ có ưu – nhược điểm gì? Cách phục vụ và quản lý vận hành ra sao? Khách hàng của họ là ai? Vì sao khách hàng lại có xu hướng quay lại quán đó? Nếu bạn mở quán, bạn sẽ cạnh tranh thế nào để thu hút khách hàng?
1.3 Chuẩn bị pháp lý
Giấy phép kinh doanh là yêu cầu bắt buộc phải có nếu như bạn muốn kinh doanh bất kỳ mặt hàng nào. Mô hình kinh doanh quán đồ uống nước ép trái cây cũng cần đăng ký giấy phép và đóng thuế dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể.
Bên cạnh giấy phép kinh doanh, bạn có thể xin thêm giấy chứng nhận đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm của bộ Y tế. Các giấy chứng nhận của những thương hiệu review nổi tiếng như: Foody, Feedy, Lozi,… nhằm gia tăng độ uy tín của quán.
1.4 Kế hoạch lên menu và định giá
Bạn không nên quá “tham lam” khi lên list một menu với đầy đủ tất cả các loại nước ép. Thay vào đó, hãy chắt lọc, lựa chọn thực đơn phù hợp với những loại nước ép ngon hấp dẫn, được nhiều khách hàng yêu thích và có nhiều sự phong phú cho khách hàng lựa chọn.
Ngoài những món nước truyền thống và phổ biến dễ dàng tìm thấy tại các quán sinh tố nước ép. Bạn nên có sự sáng tạo và cập nhật thêm một số món nước mới cho menu của quán mình. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi bạn phải trang bị kiến thức về các chất dinh dưỡng có trong những loại trái cây. Cũng như cách kết hợp giữa các loại trái cây như thế nào là phù hợp và tốt cho sức khỏe của khách hàng.
Việc xây dựng một menu hợp lý không chỉ giúp quán của bạn thu hút khách hàng, mà còn tránh lãng phí nguồn nguyên liệu cũng như mất công chế biến, thực hiện.
Quan trọng hơn hết là giá cả thức uống phải phù hợp với đối tượng khách hàng và cần tính toán kỹ lưỡng khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác.
1.5 Chuẩn bị nguồn vật dụng, thiết bị, dụng cụ
Để có được một thức uống thơm ngon thì nguyên liệu trái cây tươi, đảm bảo chất lượng là một trong những yếu tố quyết định. Không những thế, nguồn nguyên liệu này cần phải có mức giá phải chăng, ổn định lâu dài thì việc kinh doanh của bạn mới có thể phát triển, bền vững.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần tìm hiểu và liên hệ trước với những nhà cung cấp đồ dùng, trang thiết bị cần thiết như máy ép, chai đựng nước ép, ly nhựa,… để phục vụ cho khách hàng của mình.
1.6 Kế hoạch marketing, quảng bá quán nước ép
Tiếp đến là bạn cần chuẩn bị những chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách hàng nhân dịp khai trương hoặc tri ân. Bởi hầu hết khách hàng đều thích các chương trình khuyến mãi, tích điểm,…
Đồng thời, bạn cũng có thể quảng bá quán của mình bằng cách giới thiệu với người quen, bạn bè. Sử dụng các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram để PR hình ảnh món nước, địa chỉ quán và các thông tin khác đến nhiều người hơn.
1.7 Trang trí quán nước ép trái cây bắt mắt
Hình thức sẽ là yếu tố quan trọng giúp bạn thu hút khách hàng. Tuy có thể bạn kinh doanh sinh tố nước ép trái cây quy mô nhỏ, nhưng nếu cách trang trí quán sinh tố của bạn gọn gàng, ngăn nắp có bố cục thì sẽ được khách hàng chú ý hơn. Theo đó, bạn có thể sử dụng các cách trang trí sau:
– Trang trí tủ hoặc xe trưng bày trái cây một cách nổi bật. Có thể bạn không để ý, nhưng có những khách hàng khi gọi món, họ không nhìn menu mà nhìn vào tủ trái cây của bạn. Họ sẽ lựa chọn những loại trái cây mà họ cho là tươi nhất để có được nhiều chất dinh dưỡng.
– Bố trí không gian ngồi tại quán cũng là một trong những việc quan trọng để thu hút khách hàng. Không gian nên có cảm giác thoáng mát và decor quán nước ép như tranh tường, cây cối, Graffiti,…
– Màu sắc sử dụng cho quán nên là những tông màu sắc tươi mát như xanh lá, vàng, cam,… để tạo cảm giác mát mẻ cho khách hàng và đúng với tiêu chí của mặt hàng nước ép hoa quả.
1.8 Bảng hiệu sinh tố nước ép
Không chỉ với mô hình kinh doanh nước ép trái cây mà khi kinh doanh bất kỳ món đồ gì cũng phải chú trọng đến bảng hiệu của cửa hàng. Bởi vì bảng hiệu là điều mà người khác sẽ nhìn vào trước tiên và ghi nhớ quầy nước ép trái cây của bạn. Một bảng hiệu đồ uống nước ép phải chứa đủ thông tin như tên, địa chỉ cũng như có điểm riêng biệt để tạo dấu ấn với khách hàng.
1.9 Chuẩn bị xe, quầy nước ép trái cây, sinh tố
Khi mở tiệm nước ép trái cây thì xe, quầy nước ép trái cây là dụng cụ mà bạn không thể thiếu. Những vật dụng này là phương tiện để bạn kinh doanh thức uống vỉa hè, thiết kế quán nước ép nhỏ, chúng có nhiệm vụ như là một cửa hàng mini với đầy đủ các nguyên liệu, thiết bị ở trên đó. Không những thế, mà chúng còn là vật dụng để trang trí quán và thu hút khách hàng hiệu quả.
Ngoài ra, các bạn có thể lựa chọn việc mua mới hoặc mua lại xe cũ ở các địa chỉ có thanh lý xe nước ép để tiết kiệm cho việc khởi nghiệp của mình
2. Một vài chia sẻ khi bắt đầu mở quán nước ép, sinh tố
2.1 Về địa điểm, mặt bằng
Đối với việc tìm địa điểm, mặt bằng, bạn nên thuê mặt bằng ở những nơi đông người qua lại như trường học, khu công nghiệp đông dân cư. Trường hợp, nếu chưa có mặt bằng thì hãy thuê một địa điểm đảm bảo được các yếu tố cơ bản như có vỉa hè rộng đủ để cho khách có thể ngồi thoải mái, không gian thoáng mát, khu vực đậu xe tiện cho việc ra vào.
Đồng thời, khảo sát xem ở nơi đó đã có chỗ nào bán sinh tố, nước ép trái cây chưa? Lượng khách hàng tới quán đó có đông không? Bạn nên tìm hiểu và quan sát trong khung giờ : 6h30 – 8h00 sáng, 11h – 12h30 trưa, 19h – 20h30 tối.
2.2 Thời điểm mở quán
Ngoài những yếu tố trên, thì bạn cũng nên lựa chọn thời điểm thích hợp để startup. Để bắt đầu kinh doanh quán nước ép của mình, bạn có thể mở.vào những ngày thời tiết nắng nóng như mùa hè tháng 5, 6, 7, 8. Bởi những tháng này nhu cầu vừa tăng cao, lại vừa là mùa thu hoạch trái cây nên giá vốn thấp, dễ có lợi nhuận.
2.3 Kinh nghiệm kinh doanh
– Nên dự trù khoảng 3 – 5 địa điểm để khi kinh doanh từ 2 – 3 tháng đầu mà không ổn thì phải chuyển địa điểm ngay.
– Nếu bạn kinh doanh lề đường cần phải xin phép và xây dựng mối quan hệ tốt với chính quyền tại khu vực, nhằm tránh các rắc rối không mong muốn có thể xảy ra trong quá trình kinh doanh.
– Cửa hàng mới mở thì nên quảng bá đến nhiều người bằng cách như: phát tờ rơi, tạo fanpage, post status để PR cho quán, hoặc nhờ các bên thứ 3 như Foody, Grab Food, Now,…
– Cần kết hợp việc bán trực tiếp và giao hàng tận nơi để mở rộng đối tượng khách hàng.
– Ngoài bán sinh tố và nước ép trái cây ra thì bạn nên bán thêm một vài món để tăng thêm lợi nhuận cho quán mình như : Cafe, trà chanh, nước ngọt, detox,…
Khi kinh doanh ăn uống thì chắc chắn sẽ có tính cạnh tranh, chính vì thế mà bạn nên sáng tạo cho những món thức uống của mình thật độc lạ. Từ đó khiến khách hàng không nhàm chán và quán của bạn sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn.
3. Tìm mua nguyên liệu trái cây tươi ở đâu?
3.1 Chợ Long Biên (Hà Nội)
Chợ Long Biên nằm ở vị trí rất gần trung tâm thủ đô Hà Nội, thuận lợi trong việc lưu thông hàng hóa. Thời gian bắt đầu hoạt động đó là 22h tối. Trái cây ở chợ có rất nhiều chủng loại từ: ổi, dâu tây, mít, thanh long, cam, bưởi, dưa hấu,… cho bạn thoải mái lựa chọn. Mỗi ngày, lượng hàng hóa trái cây và nông sản vận chuyển đến chợ khoảng 250 – 300 tấn.
3.2 Chợ đầu mối Thủ Đức (TP.HCM)
Nằm ở phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, đây là khu chợ đầu mối nông sản thực phẩm, trái cây lớn nhất TP. Hồ Chí Minh. Tương tự như Long Biên, mặt hàng trái cây ở chợ đầu mối Thủ Đức cũng đa dạng chủng loại. Hằng ngày, chợ Thủ Đức đón nhận cả trăm tấn hàng hóa nông sản và rau củ quả các loại.
Bên cạnh đó còn có những nơi cung cấp khác như các vựa trái cây lớn trong địa bàn TP. Hồ Chí Minh, Chợ nổi An Hữu – Cái Bè ở Tiền Giang, Chợ nổi Cái Răng ở Cần Thơ, Chợ đầu mối Cao Lãnh ở Đồng Tháp,…
Bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí hơn nữa bằng cách tìm kiếm các mối bán trái cây và yêu cầu họ để lại các loại trái có vẻ ngoài xấu, khách hàng ít chọn. Điều này không có gì là sai trái, bởi đây là các loại trái có thể dày vỏ, nhỏ hoặc nhìn hơi héo nên khách không mua, nhưng chất lượng vẫn còn tốt. Vào cuối ngày, nếu chủ cửa hàng trái cây không bán được cho các quán nước ép, sinh tố thì họ sẽ đổ đi. Do đó, bạn có thể mua được các loại trái cây này với mức giá vô cùng rẻ.
4. Quản lý nguyên vật liệu
Không giống như bán trà sữa hay cà phê, trái cây là mặt hàng dễ hư hỏng, vì thế việc tồn đọng hàng hóa có thể dẫn đến tình trạng thất thoát hàng hóa. Ngoài ra, việc không lên định lượng được nguyên vật liệu cũng sẽ khiến cho quy trình thống kê lỗ lãi cuối ngày trở nên khó khăn.
5. Quản lý nhân viên
Bạn có thể thuê mướn nhân viên theo giờ tại một số group việc làm cho sinh viên trên Facebook với mức nhân công dao động từ 15.000 – 25.000 đồng/ giờ để tiết kiệm chi phí.
Tuy nhiên, khó khăn ở đây chính là nằm ở việc quản lý nhân viên. Nhân viên có thể gây thất thoát cho cửa hàng bằng một số thủ thuật như:
– Mang các nguyên vật liệu trong kho của cửa hàng về
– Thu tiền của khách hàng và đem bỏ túi riêng
– “Đội giá” bán cho khách nhằm thu tiền chênh lệch cao
Chính vì thế, việc sử dụng các hệ thống máy bán hàng, tính tiền cùng camera giám sát có thể loại bỏ gần như hoàn toàn điều này. Thế nhưng, các hệ thống máy bán hàng hiện nay đều yêu cầu có nguồn điện cấp cho hệ thống máy tính, máy bán hàng liên tục. Điều này có thể nói là bất khả khi đối với các hàng quán vỉa hè khi không có internet và nguồn điện cấp liên tục.
6. Sử dụng ứng dụng quản lý để kiểm soát cửa hàng trên di động
Việc sử dụng ứng dụng quản lý không chỉ giúp bạn kiểm soát được chi phí kinh doanh, lãi lỗ mà còn giúp hạn chế các thất thoát không đáng có do nhân viên gây ra thông qua việc kiểm soát hàng tồn kho, nguyên vật liệu, xuất hóa đơn bán hàng. Bên cạnh đó còn tối ưu quy trình bán hàng, phục vụ nhanh chóng hơn nhờ tính năng đồng bộ dữ liệu liên tục. Phần mềm có thể hoạt động bình thường ngay cả khi không có kết nối mạng. Và còn rất nhiều tính năng khác chờ bạn khám phá.
Đặc biệt, đối với các cửa hàng ở vỉa hè, ở nơi không có nguồn điện, bạn vẫn có thể in hóa đơn trực tiếp trên các loại máy bán hàng cầm tay chạy bằng pin vô cùng nhỏ gọn, tiện lợi.
7. Các mô hình kinh doanh quán nước ép trái cây hiện nay
7.1 Mô hình xe đẩy nước ép
Mô hình xe đẩy là hình thức kinh doanh phổ biến được áp dụng hầu hết đối với các dịch vụ ăn uống. Phù hợp với các bạn trẻ không có nhiều vốn liếng để kinh doanh nhưng thích khởi nghiệp.
Quan trọng không kém đó là xe bán nước ép nên có nhiều màu sắc, trang trí nổi bật, logo ấn tượng, tủ kính trưng bày đa dạng các loại trái cây và tìm kiếm cho mình một địa điểm thoáng mát để thu hút khách hàng.
Trang bị đầy đủ dụng cụ chế biến nước ép, sinh tố là bạn hoàn toàn có thể làm chủ công việc kinh doanh của mình.
7.2 Mô hình quán sinh tố, nước ép detox
Với nhu cầu sử dụng càng nhiều các loại nước trái cây detox để giảm cân giữ dáng của chị em phụ nữ. Việc xây dựng, đầu tư kinh doanh vào mô hình này là vô cùng hợp lý.
Thế nhưng, nếu muốn phát triển hiệu quả và tiết kiệm chi phí, bạn nên tham khảo thêm nhiều cách bảo quản, xử lý trái cây chất lượng. Đồng thời phân loại một số món chế biến trước để tiết kiệm được tối đa phần thời gian và kịp thời phục vụ
Ngoài ra, với mô hình này còn có thể mở rộng thêm các ưu đãi đi kèm để thức uống đạt được hiệu quả cao nhất như: chế độ dinh dưỡng, lượng calo và cách luyện tập hợp lý.
7.3 Mô hình kinh doanh nước ép trái cây và trái cây dĩa
Đây là một mô hình vô cùng hợp lý và không tốn thêm quá nhiều chi phí nếu kết hợp với nhau. Vì nhìn chung, nước ép trái cây và trái cây dĩa đều có chung nguyên liệu chính là trái cây, chỉ khác nhau ở cách chế biến. Nên rất phù hợp để làm đa dạng menu quán. Nếu khách hàng không muốn uống nước ép, thì vẫn có thể đến quán của bạn để ăn trái cây dĩa.
7.4 Kinh doanh kết hợp nước ép trái cây kết hợp nước mía và rau má
Đây đều là những loại nước có mức giá bình dân và rất dễ bán. Nếu cửa hàng có cả 3 loại nước này, thì menu quán nước ép của bạn sẽ đa dạng hơn hẳn và khách hàng sẽ có đa dạng sự lựa chọn hơn.
Tuy nhiên, nếu muốn mô hình này đạt hiệu quả thì bạn cần phải có nhân viên để hỗ trợ trong khi bán. Bởi những loại nước này có cách pha chế khác nhau và nguyên liệu cũng khác nhau nữa.
7.5 Kinh doanh sinh tố kết hợp bánh flan và chè
Bạn đã bao giờ nghĩ tới mô hình kết hợp này chưa? Kinh doanh sinh tố kết hợp bánh flan và chè sẽ thu hút một lượng lớn khách hàng đấy. Bởi vì các nhóm bạn thường không phải lúc nào cũng sẽ có sở thích giống nhau. Vậy nên, khi tới quán này khách hàng có thể thỏa mãn các nhu cầu ăn uống mà không cần phải di chuyển nhiều địa điểm khác nhau.
8. Một số lưu ý quan trọng khi mở cửa hàng nước ép trái cây cho người mới
Trong thời buổi công nghệ phát triển như hiện nay, bạn không thể chỉ sử dụng một hình thức kinh doanh truyền thống. Nếu như chọn khởi nghiệp với quán nước ép trái cây, bạn nên tập trung phát triển bán hàng song song trên cả hình thức offline – online để gia tăng doanh thu và lợi nhuận. Nước ép trái cây là sản phẩm rất được ưa chuộng vào những ngày tiết trời hanh nóng. Do đó, bên cạnh việc chăm chút phong cách phục vụ, việc phát triển hình thức giao hàng tận nhà cũng là điều đáng lưu ý để nâng cao chất lượng dịch vụ cho khách hàng.
Ngoài những lưu ý ở trên, mỗi quán nước ép trái cây cũng nên có những menu và phong cách phục vụ khác nhau. Bởi điều này sẽ góp phần quyết định đến doanh thu và lợi nhuận kinh doanh của bạn. Hãy cố gắng mang đến một điểm nhấn khác biệt, không giống với bất kỳ một quán nước ép nào khác để gây ấn tượng mạnh cho khách hàng, khiến họ nhớ và quay lại sử dụng dịch vụ của bạn.
9. Mở cửa hàng kinh doanh nước ép có lời không?
Hãy tìm hiểu thêm về các loại trái cây theo mùa để bạn có thể thương lượng, bàn bạc với chủ cung cấp để có được nguồn hàng chất lượng với mức giá hợp lý
Bên cạnh đó, để giảm thiểu số lượng trái cây không đạt chuẩn bạn có thể kinh doanh thêm mặt hàng trái cây tô. Điều này sẽ giúp bạn vừa phát triển gia tăng lợi nhuận vừa không phí phạm nguồn trái cây ban đầu.
Kinh doanh đầu tư ít vốn nhưng thu được lợi nhuận nhanh chóng là những gì mà bạn có thể thấy được ở mô hình kinh doanh này.
Chai Pet Sài Gòn hy vọng với những kinh nghiệm trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích và chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc kinh doanh khởi nghiệp quán nước ép trái cây của mình. Chúc các bạn thành công.