Chia sẻ kinh nghiệm chọn mua chai nhựa số lượng lớn an toàn
Chai nhựa PET là sản phẩm tiện dụng, giá thành rẻ, phù hợp để làm bao bì trong kinh doanh thức uống, dược phẩm, mỹ phẩm. Trong bài viết này, ChaiPETSàiGòn mời bạn cùng tìm hiểu những kinh nghiệm trong việc chọn mua chai nhựa chất lượng nhé.
1. Thế nào là 1 chai nhựa an toàn?
1.1. Được làm từ nhựa nguyên sinh
Nhựa nguyên sinh là loại nhựa mới hoàn toàn, chưa qua tái chế. Nhựa tái chế dù được làm sạch thì vẫn không tránh khỏi phá vỡ kết cấu vật liệu, tạo điều kiện cho vi khuẩn tích tụ. Ngoài ra, các chất hóa học độc hại có thể sinh ra trong quá trình tái chế. Vì vậy, tiêu chí đầu tiên khi chọn mua chai PET là phải làm từ nhựa PET nguyên sinh.
1.2. Không chứa BPA và Antimon
Bisphenol hay BPA là một chất hoá học được thêm vào trong quá trình sản xuất để tăng độ bền và dẻo của đồ nhựa. Tuy nhiên, BPA có thể hoà lẫn vào thức ăn, nước uống đựng trong chai, hộp nhựa. BPA gây ra một số rối loạn hormone, vô sinh và sảy thai.
Để thay thế BPA, các công ty nhựa đã sử dụng BPS (Bisphenol-S) và BPF (Bisphenol-F). Nhưng sự thật thì hai chất này vẫn có một số nguy hại cho sức khoẻ nếu xâm nhập vào cơ thể. Vì vậy, bạn không nên sử dụng những chai nhựa có chứa BPA, BPS hay BPF.
Ngoài ra, trong chai nhựa còn có thể chứa Antimon. Đây là một chất được thêm vào để tăng độ bền của nhựa PET. Tuy nhiên, gần đây các nhà khoa học đã phát hiện ra một số tác hại của Antimon với sức khỏe con người, đặc biệt là tăng nguy cơ ung thư.
2. Loại chai nhựa thông thường trên thị trường có chất lượng không?
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp chai nhựa với đa dạng mẫu mã và giá thành. Nếu bạn không có kinh nghiệm, sẽ rất khó để nhận biết chai nhựa có chất lượng hay không.
Cách phổ biến nhất là dựa vào ký hiệu nhựa bên dưới đáy chai. Cụ thể, nhựa được phân loại thành 7 nhóm. Trong đó chỉ có nhóm 1, 2 và 3 là đáp ứng tiêu chuẩn an toàn, có thể dùng đựng thực phẩm và đồ uống.
- Để biết 7 loại nhựa đó là gì, cũng như ký hiệu của chúng, Chai Pet Sài Gòn mời bạn tham khảo phần tiếp theo ngay dưới đây.
3. Phân biệt các loại nhựa an toàn làm chai lọ
Theo quy định của Nhà nước, các vật dụng bằng nhựa, bao gồm cả chai nhựa, đều phải ghi ký hiệu loại nhựa dưới đáy. Ký hiệu đó bao gồm các con số từ 1 đến 7, cùng với ký tự viết tắt như: PET, PP, PVC,… Những địa điểm cung cấp chai nhựa uy tín cần phải tuân thủ theo quy định này.
Dựa vào những ký hiệu này, bạn có thể nhận biết độ an toàn của chai PET, cũng như chúng đã qua tái chế lần nào chưa. Từ đó có sự lựa chọn phù hợp với mục đích sử dụng và bảo vệ sức khoẻ của bản thân.
Dưới đây là 7 loại nhựa phổ biến hiện nay và ký hiệu của chúng:
3.1. Nhựa số 1 – Nhựa Polyethylene Terephthalate
Ký hiệu: PETE hay PET
Đây là loại nhựa an toàn, có thể dùng làm bao bì đựng thực phẩm và đồ uống như: Chai nước ngọt, chai nước suối, hộp đựng bơ, nước xốt,… Nếu để ý, bạn sẽ tìm thấy ký hiệu số 1 ở đáy chai.
Mặc dù nhựa PET rất dễ tái chế, nhưng thực tế thì các chuyên gia khuyến cáo không nên sử dụng chai PET tái chế đựng thực phẩm. Bề mặt của chúng rất dễ tích tụ vi khuẩn, đồng nghĩa với việc mức độ an toàn sẽ giảm dần sau mỗi lần tái sử dụng.
Chính vì vậy, khái niệm “nhựa PET nguyên sinh” ra đời. Đây là loại nhựa PET mới hoàn toàn, chưa trải qua quá trình tái sử dụng. Hầu hết chai nhựa, bao bì đựng thực phẩm, đồ uống hiện nay đều được làm từ nhựa PET nguyên sinh.
3.2. Nhựa số 2 – Nhựa High Density Polyethylene
Ký hiệu: HDPE
Nhựa số 2 – HDPE thường được sử dụng làm bình sữa cho trẻ em, chai đựng nước trái cây, hộp ngũ cốc, sữa chua, dầu gội,… Nhựa HDPE có màu đục, bề mặt trơn bóng nên ít khi tích tụ vi khuẩn. Tuy vậy, tương tự như nhựa PET, bạn cũng không nên sử dụng đồ nhựa HDPE tái sử dụng. Thông thường, nhựa HDPE tái chế để làm các đồ vật không đựng thực phẩm như: Vỏ bút, bàn ghế, chai đựng chất tẩy rửa,…
3.3. Nhựa số 3 – Nhựa Vinyl
Ký hiệu: V hoặc PVC
Nhựa PVC có chứa một số chất độc như Phthalate và DEHA, do đó không được sử dụng để đựng thực phẩm, cũng như đồ uống. Thay vào đó, nhựa số 3 đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp sản xuất ống nước, vỏ dây điện, một số chai hộp không tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
Khi sử dụng đồ vật bằng nhựa PVC, bạn không nên đun nóng hoặc đốt chúng, vì quá trình này có thể sinh ra một số chất khí có hại cho hệ hô hấp. Ngoài ra, một số loại đồ chơi trẻ em được sản xuất từ nhựa PVC, ảnh hưởng sức khỏe trẻ nhỏ. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần lưu tâm đến chất liệu nhựa khi chọn đồ chơi cho con trẻ.
3.4. Nhựa số 4 – Nhựa Low Density Polyethylene
Ký hiệu: LDPE
Nhựa LDPE an toàn cho sức khoẻ, có thể dùng làm bao bì thực phẩm. Tuy nhiên, chất liệu nhựa này được khuyến cáo không nên tái chế vì sẽ sinh ra các chất độc có hại. Ngoài làm bao bì, nhựa số 4 còn dùng sản xuất túi nhựa, thảm, quần áo,…
3.5. Nhựa số 5 – Nhựa Polypropylene
Ký hiệu: PP
PP là loại nhựa khá thân thiện và an toàn cho con người. Nó có thể được sử dụng để làm bao bì đựng thực phẩm và dược phẩm. Các sản phẩm bạn thường thấy hằng ngày như: Chai đựng nước, hộp sữa chua, lọ đựng thuốc, ống hút,… đều được sản xuất từ nhựa số 5.
Bên cạnh đó, nhựa PP có khả năng chịu nhiệt khá tốt, lên đến 130 độ C. Do đó, nhựa PP còn được dùng để sản xuất các hộp đựng thức ăn có thể hâm nóng trong lò vi sóng. Nhựa PP có thể dễ dàng tái chế, nhưng không được khuyến cáo tiếp tục đựng thực phẩm. Sau khi tái chế, nhựa PP thường được dùng làm nguyên liệu sản xuất thùng rác, đèn tín hiệu, kệ tủ,…
3.6. Nhựa số 6 – Nhựa Polystyrene
Ký hiệu: PS
Nhựa Polystyrene thường thấy ở các loại chén dĩa, hộp đựng thực phẩm dùng một lần. Do đó, bạn không nên hâm nóng thực phẩm, nước uống đựng trong bao bì nhựa PS. Thành phần của nhựa PS có chất kiềm và acid mạnh. Ở nhiệt độ cao, những chất này sẽ phân giải, lẫn vào thực phẩm, ăn vào sẽ có hại cho cơ thể.
Ở phương diện môi trường, nhựa PS không được các nhà bảo vệ môi trường ủng hộ. Bởi vì nó rất khó tái chế, nên sẽ tạo ra nguồn rác nhựa có hại cho môi trường.
3.7. Nhựa số 7 – Các hợp chất khác
Nhựa số 7 là tập hợp tất cả các loại nhựa không thuộc 6 nhóm trên. Một số loại nhựa thuộc nhóm số 7 có chứa Polycarbonate (PC), có hại cho sức khỏe con người.
Nhìn chung, bạn nên cẩn trọng khi dùng đồ nhựa có ký hiệu số 7 dưới đáy. Bởi vì đó có thể là bất kỳ loại nhựa nào, mức độ an toàn chưa xác định được. Bên cạnh đó, hầu như chưa có chương trình tái chế nào dành cho nhựa thuộc nhóm số 7. Do đó chúng cũng không thân thiện với môi trường chút nào.
- Như vậy, nhưng loại nhựa an toàn để đựng thức uống bao gồm nhựa số 1, 2, 4 và 5.
Xem thêm: Phân biệt các loại nhựa tốt xấu
4. Giải mã một số lời đồn về chai nhựa
4.1. Chai nhựa chứa nước cho đông đá sẽ sinh dioxin gây ung thư
Các loại chai nhựa, đặc biệt là những chai đựng nước, thường được làm bằng nhựa PET, DEHA và DEHP.
Đây là hai loại hóa chất được đồn thổi là có khả năng gây ra ung thư ở người. Nhưng trên thực tế là khả năng gây ung thư của chúng đều mới chỉ được thử nghiệm trên động vật và cũng chỉ khi chúng được cho “ăn” DEHA hay DEHP ở nồng độ cao trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, cũng chưa hề có bằng chứng nào cho thấy DEHA thôi nhiễm ra từ vỏ chai PET.
Vào năm 2002, trong một chương trình truyền hình Nhật Bản, một nhà khoa học đã lên tiếng rằng: Để nước đông đá trong chai nhựa sẽ sinh ra hợp chất dioxin và DEHA – những chất có thể gây ra bệnh ung thư.
Thông tin này về sau đã được “gán” cho các viện nghiên cứu có tên tuổi như đại học Johns Hopkins để tăng thêm mức độ tin cậy. Và về sau các nhà khoa học cũng như viện nghiên cứu đã lên tiếng phủ nhận sự và đưa ra tính xác thực của thông tin. Đồng thời cho đến nay cũng không có bằng chứng khoa học nào về việc này.
Hơn hết, các dioxin chỉ sinh ra ở trên 370 độ C (tương đương 700 độ F). Đến hiện tại vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy dioxin được sinh ra ở nhiệt độ thường hay trong tủ đông.
Ngoài ra, cũng chưa hề có báo cáo nào cho thấy dioxin tồn tại trong đồ nhựa ngay từ ban đầu, trước khi đem vào tủ đông.
Tóm lại, tin đồn về việc chai nhựa chứa nước cho đông đá sẽ sinh dioxin gây ung thư là thiếu căn cứ.
4.2. Đồ nhựa gặp nhiệt sẽ sinh chất gây ung thư
Về vấn đề chai nhựa PET, như đã nói ở phần trên, các chất gây ung thư không có sẵn trong vỏ chai và cũng không sinh ra khi ở nhiệt độ thường hoặc đông lạnh. Nhưng ở nhiệt độ cao thì có thể, nếu xét về mặt lý thuyết. Mặc dù chưa có báo cáo nào đề cập đến vấn đề này nhưng trong quá trình sử dụng bạn vẫn nên cẩn trọng.
Các sản phẩm wrap mà mọi người thường hay gọi là bao kiếng bọc thực phẩm và các loại nhựa có tính dẻo, hầu hết được làm bằng nhựa PVC – polyvinyl chloride.
Và các nghiên cứu cho thấy rằng, DEHA – một loại chất được cho vào để tăng độ dẻo của nhựa PVC có thể bị thôi nhiễm ra thực phẩm chứa chất béo, như thịt, đồ chiên,… khi bao gói thực phẩm và hâm nấu bằng lò vi sóng.
5. Cách lựa chọn chai nhựa chất lượng
Bên cạnh chất liệu nhựa, bạn cần cân nhắc các yếu tố sau khi chọn mua chai nhựa PET:
4.1. Vỏ ngoài dày
Chai nhựa có vỏ dày sẽ cứng cáp và ít bị biến dạng khi va chạm. Đặc biệt, khi dùng trong kinh doanh thì yếu tố thẩm mỹ lại càng quan trọng.
Độ dày của chai nhựa phụ thuộc vào trọng lượng nhựa. Ngoài xem các thông số trên mạng, bạn nên đến tận nơi, cầm chai nhựa trên tay để cảm nhận độ dày của vỏ ngoài.
4.2. Dung tích phù hợp mục đích sử dụng
Bạn nên xác định dung tích chai cần sử dụng trước khi đi mua, tránh việc mua dung tích quá lớn hoặc nhỏ so với nhu cầu thực tế. Nếu lần đầu đi mua chai nhựa PET, bạn chỉ cần nói mục đích sử dụng cho người bán hàng, họ sẽ tư vấn những chọn lựa phù hợp nhất.
4.3. Mức giá
Hơn hết, giá cả là yếu tố quan trọng nhất khi chọn mua chai nhựa. Nếu như mua để kinh doanh, đựng thức uống trong quán thì chi phí là điều bạn cần chú ý hơn cả. Bạn cần tính toán các chi phí và giá bán để ra được mức giá có thể đầu tư vào bao bì.
Ngoài ra, bạn nên tham khảo nhiều địa điểm cung cấp chai nhựa uy tín để có giá tốt nhất. Nhưng cũng không nên giá rẻ mà chọn sản phẩm kém chất lượng. Điều này có thể khiến bạn mất thứ quan trọng hơn – Uy tín của thương hiệu.
5. Một số lưu ý khi dùng đồ nhựa, chai nhựa đúng cách
– Không phải chai nhựa nào cũng có thể tái chế nhiều lần khi sử dụng. Vì thế, bạn cần lưu ý ký hiệu và số thứ tự được đánh trên mỗi đáy chai. Bởi điều này sẽ giúp bạn nhận biết được loại chai có thể tái sử dụng nhiều lần:
– Nếu có thể, hãy hạn chế sử dụng chai nhựa đựng nước nhiều lần, mà thay bằng chất liệu thuỷ tinh hoặc các loại bình đựng nước chuyên dụng.
– Không dùng nilon để bọc thức ăn khi đun nấu, trừ khi trên hộp của sản phẩm có ghi là an toàn ở nhiệt độ cao hoặc với lò vi sóng.
– Không đun, hâm nóng các thực phẩm được chứa trong những loại đồ nhựa không được thiết kế chịu nhiệt như lọ hoặc hũ kem.
– Không chứa thực phẩm trong những loại đồ nhựa không được thiết kế để đựng thực phẩm, chẳng hạn như chai nước rửa chén, lọ, hộp mỹ phẩm.
Hy vọng thông qua những thông tin hữu ích mà Chai Pet Sài Gòn vừa chia sẻ bên trên sẽ giúp bạn có thể biết cách sử dụng chai nhựa đúng cách, cũng như đảm bảo an toàn sức khỏe của bạn và gia đình. Đồng thời, giải đáp được một số lời đồn không chính xác về chai nhựa.
Xem thêm: So sánh nên lựa chọn chai nhựa hay chai thuỷ tinh
Hy vọng qua những kinh nghiệm mà Chai PET Sài Gòn chia sẻ trên đây, bạn sẽ tìm mua được những mẫu chai nhựa PET an toàn và chất lượng cho mình. Nếu đang quan tâm và muốn tìm hiểu giá thành, mẫu mã chai PET của chúng tôi, bạn đừng ngần ngại liên hệ Chai PET Sài Gòn – địa điểm cung cấp chai nhựa uy tín hàng đầu – để được tư vấn tận tâm nhé.