Nhựa Pet Là Gì? Cách Sử Dụng Nhựa Pet An Toàn Sức Khỏe
Pet là một trong các loại nhựa được ứng dụng phổ biến trong sản xuất và cuộc sống của chúng ta. Tuy thông dụng là vậy, nhưng không phải ai cũng có thể hiểu hết về loại nhựa này. Vậy nhựa Pet là gì? Được ứng dụng ra sao và sử dụng như thế nào để đảm bảo an toàn sức khỏe? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết loại nhựa này thông qua bài viết dưới đây nhé.
1. Nhựa Pet là gì?
Pet là tên viết tắt của từ Polyethylene Terephthalate hay còn biết đến với nhiều tên gọi khác, như PETE, PETP hoặc PET-P. Được cấu thành từ phản ứng trùng hợp giữa các Monome Etylen Terephtalat với công thức hóa học (C10H8O4).
Bên cạnh đó, đây còn là dòng nhựa nhiệt dẻo, thuộc loại Polyester. Chúng được sử dụng phổ biến trong tổng hợp xơ sợi, vật dụng chứa thực phẩm, nước uống và một số loại chất lỏng khác.
Thêm một thông tin dành cho bạn nữa là PET được tìm thấy vào năm 1941, bởi Calico Printers Association. Và sau đó đến năm 1973, chai nhựa PET được Nathaniel Wyeth đưa vào sản xuất với mục đích dùng đựng thuốc.
2. Đặc tính của nhựa PET
Như đã đề cập phía trên, PET là một loại nhựa nhiệt dẻo, chảy mềm thành chất lỏng dưới tác động của nhiệt độ cao và đóng rắn lại khi được làm nguội. Nhựa nhiệt dẻo có hơn 40 loại, đến năm 1900, thì loại nhựa này được đưa vào sử dụng rộng rãi. Trong tất cả các dòng nhựa nhiệt dẻo thông dụng, nhựa PET thuộc dòng nhựa kỹ thuật.
- Bên cạnh đó còn có các dòng nhựa tương tự như: Polyoxymethylene (POM), Polyaxetat, Polycarbonate (PC), Polyamide (PA), Nylon, Polybutylene Terephtalat (PBT) và cuối cùng là Polyetylen Terephtalat (PET).
– Nhựa PET có độ bền cơ học cao, khả năng chịu lực xé cũng như lực va chạm lớn. Đồng thời chịu đựng sự mài mòn và có độ cứng vững cao
– Bên cạnh đó, nhựa PET trơ với môi trường thực phẩm và trong suốt
– Nhựa PET có khả năng chống thấm khí O2 và CO2 tốt hơn một số loại nhựa khác
– Khi gia nhiệt đến 200 độ C hoặc làm lạnh ở 90 độ C, cấu trúc hóa học của mạch PET vẫn được giữ nguyên như ban đầu. Ngoài ra, tính chống thấm khí hơi cũng không thay đổi khi nhiệt độ rơi vào khoảng 100 độ C .
3. Một số ứng dụng của nhựa PET trong cuộc sống
Bởi sở hữu các đặc tính ưu việt như đã nêu trên, do đó không bất ngờ khi PET lại được ứng dụng vô cùng rộng rãi. Nhằm tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ cho các lĩnh vực trong đời sống, chẳng hạn như thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm,… hoặc các ngành dệt may, công nghiệp khác.
Chính vì vậy, bạn có thể dễ dàng tìm thấy các sản phẩm làm từ nhựa PET, điển hình như:
3.1 Các loại chai lọ, bình đựng nước
Với đặc tính chống thấm cao nên PET thường được sử dụng phổ biến trong việc sản xuất bao bì chứa đồ uống. Theo đó, nó còn có thể tạo ra các loại cốc nhựa, chai nước khoáng, bình đựng nước giải khát có gas hoặc trà sữa, sinh tố, nước ép,v.v.
Vỏ chai lọ PET có độ trong suốt cao và không dễ bị ố vàng, bám bẩn theo thời gian. Hơn thế nữa, vì có độ bền lớn và khả năng chịu lực tốt nên bạn có thể thoải mái mang đi, vận chuyển sản phẩm mà không sợ bị rơi, đổ vỡ.
Ngoài ra, nhựa PET còn được gia công thành những chai lọ phục vụ cho ngành dược phẩm (chứa đựng thuốc) và mỹ phẩm (chứa đựng nước hoa, tinh dầu, sáp,…).
3.2 Khay nhựa, hộp nhựa đựng thực phẩm
Ngoài chế tạo chai lọ, Polyethylene Terephthalate còn được ứng dụng để sản xuất những loại khay nhựa, hộp nhựa định hình nhờ vào ưu điểm an toàn và cứng cáp.
Các loại hộp nhựa, khay PET chuyên dùng trong bảo quản rau củ, trái cây, bánh, thịt, hải sản, đồ ăn chế biến sẵn,… Chúng không độc hại khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Bên cạnh đó, hộp và khay làm bằng nhựa PET còn chịu được nhiệt độ thấp, có thể cho vào tủ lạnh ở cả ngăn mát lẫn ngăn đông.
3.3 Sản xuất sợi thủ công trong may mặc
Chưa dừng lại ở đó, PET còn được sử dụng trong công nghiệp may mặc. Kết hợp giữa polyester với cotton để phục vụ cho ngành sản xuất sợi thủ công dệt may, túi xách.
Bên cạnh việc sản xuất hàng may mặc truyền thống và hàng dệt gia dụng, sợi PET cũng có thể được ứng dụng làm các loại sản phẩm không dệt, cũng như làm đầy vật liệu đồ nội thất, như ghế sofa, gối và đồ chơi,…
Xem thêm: Tiềm năng phát triển ngành nhựa Việt Nam và Thế Giới
4. Cách sử dụng nhựa PET an toàn cho sức khỏe
Khi thị trường nhựa ngày càng một đa dạng với vô số kiểu mẫu hàng hóa với chất lượng khác nhau.. Người tiêu dùng cần có những quyết định thông minh để lựa chọn sản phẩm và cách dùng đúng đắn nhất, nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như những người xung quanh.
DEHA – một loại hóa chất tồn tại trọng nhựa PET, đã không còn bị Cơ quan Bảo vệ môi trường (EPA) liệt kê như là một chất gây ung thư nữa. Tuy nhiên, người tiêu dùng vẫn phải chú ý tuân thủ một số nguyên tắc sau đây khi sử dụng các sản phẩm được làm từ nhựa PET.
Nhựa PET được đánh giá có chỉ số an toàn cao và được sử dụng phổ biến trong ngành thực phẩm. Thế nhưng, bạn không nên tái sử dụng chúng để đựng đồ uống hay thức ăn. Lý do là bề mặt nhựa PET có rất nhiều lỗ rỗng, xốp mà vi khuẩn và mùi vị có thể bám vào, rất khó rửa sạch, đồng thời đe dọa đến sức khỏe của người sử dụng. Vì thế, các loại ly PET chay còn được gọi là ly “Take Away” chỉ nên sử dụng một lần duy nhất, sau đó hãy vứt bỏ.
Và điều quan trọng nhất là không được sử dụng nhựa PET để đựng các loại thực phẩm quá nóng hay để sản phẩm nhựa PET trong môi trường có nhiệt độ cao, như lò vi sóng. Bởi nhựa PET có thể bị chảy mềm ở 800 độ C và không chịu được một số dung môi đặc biệt như xăng và xylene.
Ngoài việc nên sử dụng một lần và không để chất liệu ở nhiệt độ cao, CPSG khuyến khích quý khách hàng nên đề nghị nhà sản xuất hướng dẫn cách sử dụng và bảo quản nhựa PET một cách hợp lý, an toàn và thông minh nhất.
Bài viết trên ChaipetSaiGon đã giúp bạn giải đáp thắc mắc nhựa PET là gì? Được ứng dụng ra sao và cách sử dụng nhựa PET an toàn cho sức khỏe. Với các kiến thức và thông tin bổ ích mà chúng tôi chia sẻ, hy vọng bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về công dụng và đặc tính của loại nhựa này. Từ đó đưa ra được những lựa chọn đúng đắn, tốt cho sức khỏe khi có nhu cầu sử dụng sản phẩm nhựa PET.
Chi tiết: Hướng dẫn cách phân biệt các loại nhựa