Quy trình chiết xuất mật ong nguyên chất thơm ngon
Mật ong là nguyên liệu quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày như: Làm bánh, nấu ăn, bồi bổ sức khỏe,… Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc về quy trình chiết xuất mật ong chưa? Nếu muốn biết hành trình mật ong từ tổ đến căn bếp của bạn như thế nào, hãy tham khảo bài viết này nhé!
1. Chăm sóc và thu hoạch mật ong chất lượng cao:
Chất lượng mật ong phụ thuộc vào quá trình chăm sóc và thời gian để ong làm mật. Cụ thể, mật ong chất lượng cao cần có đủ thời gian để con ong nhào luyện và bốc bớt hơi nước. Đồng thời, muốn có mật chất lượng cao, trang trại nuôi ong cần áp dụng những kỹ thuật nuôi mới. Từ đó nâng cao cả sản lượng và chất lượng mật.
Thời điểm lý tưởng nhất để thu hoạch mật ong là khi mật chín tự nhiên trong tổ, đồng thời, tổ ong cũng vít nắp hoàn toàn. Lúc này, mật ong đã đủ độ đậm đặc, cũng như bảo toàn được các Vitamin và khoáng chất tốt nhất.
Để nhận biết mật ong nguyên chất có tuân thủ đúng quy trình và thời gian thu hoạch hay không, bạn có thể căn cứ vào 2 chỉ số: Phần trăm thuỷ phần và HMF. Ý nghĩa của 2 chỉ số này như sau:
– Phần trăm thuỷ phần là lượng nước trong mật ong. Nước càng nhiều thì mật ong càng dễ lên men thành Glycerin – Một chất không tốt cho sức khỏe người sử dụng mật ong. Theo tiêu chuẩn thì phần trăm thuỷ phần của mật ong chất lượng cao cần dưới 21%.
– Chỉ số HMF là chỉ số để xác định mật ong thô, chưa qua xử lý nhiệt và hoàn toàn nguyên chất. HMF càng cao thì càng không tốt cho sức khỏe người dùng, vì mật ong có thể đã bị biến đổi gen trong quá trình xử lý nhiệt. Thông thường, HMF dưới 40 thì mới đạt chuẩn mật ong chất lượng cao.
2. Xử lý – Mật ong chất lượng thấp:
Mật ong chất lượng thấp thường là mật ong non, bị thu hoạch sớm nên thiếu độ ngọt, cũng như còn tồn dư nhiều nước. Để khắc phục những hạn chế này, bạn có thể áp dụng những cách sau đây:
2.1. Bổ sung thêm đường hoặc tinh bột bắp:
Trong mật ong có một số enzym mà khi kết hợp cùng tinh bột bắp sẽ tạo thành đường Fructose, giúp mật ong có vị ngọt và thơm ngon hơn.
2.2. Xử lý nhiệt để cô đặc mật ong non:
Đặc điểm của mật ong non là loãng và chứa hàm lượng nước khá nhiều. Việc này sẽ khiến cho mật ong dễ bị lên men thành Glycerin, không tốt cho sức khỏe người sử dụng. Sau khi cô đặc, mật ong sẽ không còn nhiều nước, đồng thời màu sắc cũng đẹp hơn. Loại mật ong cô đặc này có thể dùng để sản xuất bánh kẹo và nấu ăn.
Mặc dù vậy, bạn không nên sử dụng mật ong đã cô đặc để làm thuốc hoặc bồi bổ sức khỏe. Vì mật ong đã qua xử lý nhiệt không còn các thành phần bổ dưỡng. Ngoài ra, một số chất trong mật ong cũng bị biến đổi, ảnh hưởng không tốt cho cơ thể khi uống vào.
3. Xử lý – Mật ong chất lượng cao:
Mật ong thu hoạch đúng thời điểm đã được cô đặc tự nhiên, nên không cần phải xử lý nhiệt như mật ong non. Quá trình xử lý mật lúc này gồm 2 bước: Phân loại và lọc thô.
3.1. Phân loại mật ong:
Chất lượng và giá thành của mật phụ thuộc vào mật hoa mà ong tiêu thụ. Mỗi loại hoa sẽ cho một màu sắc, hương thơm và vị ngọt đặc trưng. Vì vậy, việc đầu tiên là cần phải phân loại mật được làm từ hoa gì. Ở Việt Nam, các loại mật ong phổ biến gồm:
– Mật lá: Mật được ong làm từ lá cao su, lá tràm, lá điều hoặc lá keo lai
– Mật đa hoa: Mật được ong làm từ nhiều loại hoa khác nhau
– Mật đơn hoa: Mật được ong làm từ chỉ một loại hoa duy nhất, có thể là hoa tràm, hoa bạc hà, hoa cà phê, hoa chôm chôm, hoa nhãn, hoa xuyến chi, hoa vải,…
Việc xác định mật ong thuộc nhóm nào phụ thuộc vào vị trí của trang trại nuôi ong cần nguồn hoa nào. Hoặc thông qua xét nghiệm thành phần cũng có thể phát hiện ra ong đã hút mật hoa nào để làm mật. Việc phân loại này nhằm mục đích định giá mật hoa, đồng thời tránh nguy cơ ong hút mật hoa độc gây hại cho sức khỏe người dùng.
3.2. Lọc thô:
Trong mật ong sau khi thu hoạch có thể lẫn xác ong chưa thoát ra kịp, ấu trùng ong non và sáp tổ ong. Vì vậy, mật cần trải qua công đoạn lọc thô để loại bỏ những tạp chất này, mang đến dòng mật tinh khiết nhất cho người tiêu dùng.
4. Chiết xuất đóng gói:
Công đoạn cuối cùng trước khi chai mật ong đến tay người tiêu dùng là chiết xuất và đóng gói sản phẩm. Dưới đây là quy trình cụ thể:
– Khử trùng thùng nhựa, chai nhựa, chai thuỷ tinh,… dùng để đựng mật
Lưu ý: Mật ong thường được bảo quản trong chai, hủ nhựa sẽ giữ được chất lượng lâu hơn so với đựng trong chai nhựa 1 lít đựng mật ong
– Bơm mật ong vào các dụng cụ chứa đã được vệ sinh sạch sẽ và khử trùng ở trên
– Bảo quản mật ong ở nhiệt độ phòng, tránh nơi có nhiệt độ cao hoặc quá nóng
5. Vì sao mật ong bị sủi bọt? Xử lý mật ong sủi bọt như thế nào?
Sủi bọt là tình trạng thường gặp của mật ong do các nguyên nhân sau:
– Mật ong vừa mới thu hoạch xong, nên vẫn còn khí ga bên trong
– Trong lúc vận chuyển chai đựng bị đổ hoặc xốc
– Một số loại hoa khi tạo thành mật sẽ có bọt nhiều hơn bình thường
– Nhiệt độ nơi bảo quản cao, khiến cho mật bị biến chất
– Lượng nước trong mật còn nhiều, thường là mật ong non
Nếu bạn để ý, mật ong có bọt thường thơm hơn bình thường. Tuy nhiên, hương thơm sẽ mất đi rất nhanh nếu không kịp thời giảm lượng bọt. Dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng để giải quyết tình trạng mật ong bị sủi bọt:
– Để bình mật ong ở yên một chỗ, không tác động gì đến, để mật tự lắng xuống và dần tan bọt. Lưu ý, bạn không nên mở nắp hũ đựng vì bọt sẽ phun trào ra bên ngoài ngay lập tức.
– Để bình mật vào ngăn mát tủ lạnh, để nhiệt độ của mật hạ xuống, bọt từ đó cũng sẽ dần dần tan hết. Tuy nhiên, bạn cũng không nên để mật ong trong tủ lạnh quá lâu, làm mật bị kết tinh rất khó sử dụng. Khi bọt đã tan hết, bạn nên nhẹ nhàng mang hũ mật để cố định một chỗ nào đó, ở nhiệt độ phòng là được.
Mật ong là một nguyên liệu rất tốt cho sức khoẻ, nhưng phải trải qua rất nhiều công đoạn thì mới thu được mật chất lượng nhất. Trên đây là quá trình đó, cùng với một số kinh nghiệm bảo quản mật không bị sủi bọt. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu về quy trình chiết mật ong nguyên chất và có thêm kiến thức để chọn lựa mật ong chất lượng.