Chi tiết từ A-Z thông tin về quy trình sản xuất chai nhựa pet
Chúng ta đã quá quen thuộc với hình ảnh những chiếc chai nhựa được sử dụng hàng ngày để chứa nước, thực phẩm,… Nhưng có bao giờ bạn hiếu kỳ hay băn khoăn không biết chúng được tạo ra như nào không? Để tìm hiểu điều đó, hãy cùng tham khảo những chia sẻ ngay dưới đây nhé.
1. Hạt nhựa tái sinh là gì?
Nhựa tái sinh là nguyên liệu hữu cơ tổng hợp ở thể rắn vô định và được tái chế từ những sản phẩm nhựa phế để tạo thành hạt. Đồng thời, để có thể phân biệt loại hạt nhựa tái sinh, còn phải dựa vào nhiều yếu tố khác nhau, như cấu trúc hóa học, tính chất vật lý và phương thức hóa học tổng hợp nên hợp chất ban đầu.
2. Nhựa PET là gì?
PET hay còn gọi là PETE, là tên viết tắt của Polyetylen Terephthalate, đây là một loại nhựa trong suốt, mỏng, nhẹ, thường được sử dụng rộng rãi để đóng gói thực phẩm và đồ uống, đặc biệt là nước có ga, nước ép, trà sữa,… có kích cỡ tiện lợi. Ngoài ra, hầu hết tất cả các dòng chai nước có ga hay nước đóng chai đều được làm từ nhựa PET nguyên sinh.
Đồng thời, nhựa PET cũng rất phổ biến trong đóng gói các loại thực phẩm như salad, bơ, nước tương, dung dịch vệ sinh răng miệng, dầu gội, xà phòng rửa tay,… thậm chí là cả bóng tennis. Các loại nhựa PET này đặc biệt còn được sử dụng để chế tạo những chiếc hộp đựng cơm trưa tiện lợi và các khay thức ăn có thể hâm nóng trong lò vi sóng.
Nhựa PET được tìm ra vào năm 1941 bởi Calico Printer’s Association tại Manchester và sau đó được đưa vào trong sản xuất ở năm 1973.
3. Quy trình sản xuất chai nhựa PET
3.1 Quá trình gia công phôi
Quá trình gia công phôi chai nhựa pet sẽ bao gồm 2 giai đoạn chính, đó là nhựa hóa trong xi lanh nguyên liệu và tạo hình bằng khuôn.
Hạt nhựa PET được đưa vào thiết bị sấy nóng 180 độ C trong vòng 4 – 5 giờ đồng hồ. Tiếp đó, được đưa vào máy tạo phôi hoạt động liên tục. Và qua các vòng gia nhiệt trong máy, nhựa PET sẽ được chuyển từ thể rắn sang thể lỏng. Bên cạnh đó, dưới áp lực của xi lanh, nhựa sẽ được bơm vào các khuôn qua các rãnh, cửa có diện tích nhỏ. Vùng tạo hình phôi sẽ được khép kín trước khi nhựa được bơm vào. Và cuối cùng là sử dụng hệ thống làm lạnh để làm nguội phôi trở lại.
Chu kỳ ép phôi chỉ diễn ra trong vài chục giây đến vài phút. Mỗi chu kỳ sẽ cho ra số phôi tùy theo từng loại khuôn, thông thường sẽ từ 2 đến 16 phôi.
Phôi tạo thành sẽ tự động cho ra thùng chứa, ở đó phôi còn được trải qua công đoạn kiểm tra bọt khí và cắt bỏ những phần kim loại còn thừa hay còn gọi là bavia. Tiếp đến, những sản phẩm đạt yêu cầu sẽ để nguội ngoài không khí một thời gian, rồi sau đó đóng bao và chuyển qua khâu thổi chai.
3.2 Quá trình thổi chai
Khâu thổi chai sẽ được chia ra làm 2 giai đoạn chính, đó là gia nhiệt làm mềm phôi và thổi chai trong khuôn. Ở quy trình này, phôi nhựa PET sẽ được chạy qua hệ thống đèn sấy đặc biệt để trở nên mềm dẻo hơn, chuẩn bị cho công đoạn kéo thổi.
Phôi nhựa PET sau khi được làm mềm sẽ được gắn lên hàm kẹp của khuôn. Tiếp đến là đóng kín khuôn và thanh đẩy sẽ kéo phần phôi PET xuống tận đáy. Lúc này, khí nén được truyền vào sẽ làm gia tăng áp lực trong lòng khuôn. Từ đó, phôi PET bị dạt ra ngoài và được tạo hình theo hình dáng của khuôn.
Bên cạnh đó, áp suất thổi cũng được tính toán kỹ lưỡng, sau khi thổi sẽ có giai đoạn giữ áp để giúp cho phôi PET được định hình hoàn toàn, sau đó sẽ được làm nguội bằng nước lạnh. Không như hệ thống nén khí Piston, khí nén sử dụng để thổi chai được tạo ra nhờ vào một hệ thống đặc biệt của trục vít, đồng thời còn được sấy khô nhằm loại bỏ mùi lạ và vi khuẩn có trong không khí.
Do đó, các sản phẩm nước uống đóng chai luôn sử dụng chai PET từ những nhà cung cấp uy tín, có hệ thống sản xuất bài bản và đúng tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, nhằm đảm bảo chất lượng cao cho sản phẩm nước uống tinh khiết.
Một số trường hợp chai nước bị hôi hoặc có xuất hiện rong, phần lớn là do nguyên nhân lây nhiễm chéo từ nguồn chai PET sản xuất kém chất lượng.
Kết thúc là quá trình nhả áp, thanh đẩy sẽ được kéo lên và những phần của khuôn sẽ được tách ra một cách dễ dàng. Sau đó, sản phẩm sẽ được kiểm tra một lần nữa, rồi mới đóng bao, lưu kho và chuyển qua khâu chiết thành phẩm, in ấn nhựa.
4. Lưu ý khi sử dụng và sản xuất sản phẩm nhựa PET
PET chính là kí hiệu chỉ loại nhựa chỉ sử dụng duy nhất một lần, vì nếu bạn dùng đi dùng lại nhiều lần, sản phẩm này có thể làm tăng nguy cơ hòa tan các kim loại nặng và hóa chất độc hại. Gây ảnh hưởng đến sự cân bằng hoocmon trong cơ thể.
Bên cạnh đó, nhựa PET cũng rất khó để làm sạch hoàn toàn, mức độ tái chế của chúng cũng rất thấp, chỉ khoảng 20%. Do đó, tốt nhất hãy vứt chúng đi ngay sau khi sử dụng xong nhé.
Trên đây là những chia sẻ về quy trình thổi chai nhựa và cách thức chế tạo ra chai nhựa PET đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO đến tay người tiêu dùng. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có được câu trả lời thỏa đáng cho những thắc mắc của mình về “Chai nhựa PET được tạo ra như thế nào?”. Và đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết mới nhất của Chai Pet Sài Gòn để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.
Xem thêm bài viết siêu hay về: Bí quyết đóng gói chai nhựa nhanh chóng cho cửa hàng kinh doanh