Quy trình tái chế nhựa phế liệu đúng cách diễn ra như thế nào?
Phế liệu nhựa là một trong những loại phế liệu phổ biến nhất hiện nay. Có thể kể đến như chai nước, áo mưa, bao bì,… Đây đều là những thứ vô cùng quen thuộc với cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, quy trình tái chế nhựa phế liệu như thế nào không phải ai cũng nắm rõ. Theo dõi bài viết sau để có cái nhìn rõ nhất về quy trình tái chế phế liệu nhựa nhé.
1. Nhựa phế liệu là gì?
Theo lĩnh vực khoa học pháp lý, thì phế liệu là sản phẩm hoặc vật liệu đã được loại bỏ trong quá trình tiêu dùng hoặc sản xuất. Tuy nhiên, các phế liệu này phải đáp ứng được những yêu cầu nhất định để tiếp tục làm nguyên liệu sản xuất. Từ đó suy ra rằng nhựa phế liệu là những sản phẩm được làm bằng nhựa, đã qua sử dụng hoặc các vật liệu nhựa dư thừa trong quá trình sản xuất. Và quan trọng là chúng có thể tái chế lại cho ra sản phẩm mới. Chẳng hạn như các chai nước suối đã qua sử dụng, các vỏ hộp,…
2. Tại sao cần phải tái chế nhựa phế liệu?
Tái chế nhựa phế liệu là một trong những phương pháp tiết kiệm nhiên liệu hữu hiệu nhất hiện nay. Nhựa tái chế giúp tiết kiệm năng lượng hơn nhiều so với việc sản xuất ra một vật liệu nhựa mới. Tất cả là nhờ giảm bớt được các hoạt động như khai thác, chế biến, vận chuyển,…. Tiết kiệm tới hơn 73% năng lượng, giảm đến 95% chất thải mỏ quặng, tiết kiệm tới 91% các nguyên nguyên liệu được sử dụng,…
Tái chế nhựa phế liệu là phương pháp thân thiện với môi trường nhờ vào việc giảm lượng tiêu thụ nguồn tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm được năng lượng, lượng khí thải ra môi trường cũng từ đó mà giảm hẳn. Theo kết quả thống kê cho thấy, việc sử dụng nhựa tái chế đã giúp làm giảm đi 17 triệu tấn khí CO2 mỗi năm. Đồng thời, tình trạng ô nhiễm không khí cũng giảm tới hơn 86% và ô nhiễm nước giảm 40%.
Bên cạnh đó, một vấn đề đau đầu hiện nay đó là số lượng rác không kịp xử lý đang ngày một tăng lên. Các bãi rác chất chứa các chất gây ô nhiễm môi trường sống của chính con người. Chưa kể việc xử lý rác bằng phương pháp chôn lấp vẫn còn tồn tại những nguy hại đến thiên nhiên và sức khỏe con người. Chính vì thế, việc tái chế nhựa phế liệu giúp giảm thiểu số lượng rác thải sẽ phần nào giải quyết được vấn đề này.
3. Quy trình tái chế nhựa đúng cách
Các sản phẩm nhựa phế liệu sẽ được sàng lọc để loại bỏ cát và mảnh vụn. Tiếp đến, người ta sẽ dùng một tia chiếu vào chúng để phân loại thành HDPE, PET hoặc các loại khác. Quy trình tiếp theo, sau khi đã phân loại thì nhựa phế liệu sẽ được kiểm tra thủ công và đem đi nghiền riêng theo từng loại. Nhựa sau khi nghiền sẽ được rửa trong nước nóng khoảng 1 giờ và tiếp đến chúng sẽ được phân phối lại đối với các loại chai nhựa.
– Sàng lọc (Sieving)
– Phân loại quang học (Optical sorting)
– Nghiền (Grinding)
– Rửa sạch (Washing)
– Khử trùng (Decontamination)
– Kiểm tra thủ công (Manual checking)
– Phân phối (Delivering)
Quy trình nấu nhựa phế liệu phổ biến
Khi muốn nấu nhựa tái chế chúng ta cần làm theo các bước sau:
Bước 1: Phân loại nhựa, sau đó ép cục, rồi vận chuyển về kho bãi để rửa sạch và nghiền nhỏ thành nhựa nguyên liệu.
Bước 2: Đổ từng mẻ nhựa đã được ép cục vào lò nấu nhựa, nhựa nóng trên 1000 độ C sẽ bắt đầu chảy ra và theo các đường ống dẫn đến khuôn. Tiếp đó, các ống dẫn này sẽ được đưa qua các hệ thống làm lạnh, nhằm mục đích định hình tất cả các dây nhựa trước khi chúng được đưa đến máy cắt.
Bước 3: Tại máy cắt, dây nhựa sẽ được cắt ra thành nhiều mẩu, có kích thước khoảng 2mm. Cuối cùng là soạn ra các hạt nhựa thành phẩm để công nhân có thể đóng bao xuất ra bên ngoài.
Thông qua việc sử dụng phương pháp thu hồi hóa chất bằng quá trình cracking nhựa hơi nước, các nhà khoa học và nghiên cứu đã phát triển một quy trình hiệu quả hơn, nhằm mục đích biến nhựa đã qua sử dụng thành nhựa có chất lượng và đặc điểm như ban đầu.
Bằng việc tìm ra nhiệt độ phù hợp ở mức khoảng 850 độ C và tốc độ gia nhiệt, thời gian thực hiện phù hợp đã có thể biến 200kg nhựa phế liệu mỗi giờ thành một hỗn hợp khí hữu ích. Sau đó được tái chế ở mức độ phân tử để thành sản phẩm nhựa mới hoàn toàn có chất lượng như ban đầu.
Quy trình tái chế nhựa phế liệu hiện tại đang theo hướng “phân bậc chất thải”. Có nghĩa là nhựa đã bị làm cho thoái hóa nhiều lần bằng phương pháp đặc thù, hạ chất lượng xuống thấp trước cho đến khi được đốt và thải CO2 ra khí quyển.
Quá trình này được áp dụng cho tất cả các loại chất thải nhựa phát sinh từ hệ thống rác thải của chúng ta, kể cả những loại đã được lưu trữ trong bãi rác hoặc trên biển. Tuy nhiên, nhờ có phương pháp thu hồi hóa chất bằng cách cracking nhựa hơi nước, hàng tấn chất thải nhựa mỗi ngày có thể được xử lý nhanh chóng hơn. Điều này sẽ giúp hạn chế việc thải các sản phẩm nhựa vào tự nhiên, từ đó giảm thiểu tình trạng gây ô nhiễm môi trường tự nhiên.
4. Các nước trên thế giới thực hiện tái chế nhựa như thế nào?
Để có quy trình tái chế nhựa giảm thiểu ô nhiễm môi trường thì cần phải xây dựng biện pháp xử lí rác nhựa đúng cách. Cùng tìm hiểu cách xử lí của một số nước trên thế giới
4.1. Áo – Sử dụng công nghệ sinh học để tái chế nhựa PET
Giải pháp phổ biến nhất hiện tại để tái chế PET là đốt chảy hoặc nghiền nhỏ, vốn có chất lượng sau tái chế rất kém. Một công ty ở Áo đã phát triển ra một giải pháp công nghệ cao, đó là sử dụng enzym của một loại nấm để tái chế nhựa PET.
Nhựa PET dưới tác động của enzim sẽ bị phân huỷ thành phân tử và sau đó có thể dễ dàng chuyển đổi lại thành nhựa chất lượng cao.
4.2. Na Uy – 97% chai nhựa được tái chế
Na Uy được biết đến là quốc gia tiên phong trên thế giới trong phong trào tái chế chất thải nhựa. Bằng chứng là tổ chức tái chế nhựa ở Na Uy – Infinitum, cho biết: Nước này đã tái chế được tới 97% chai nhựa.
92% trong số đó được tái chế lại thành nhựa chất lượng cao và có thể tiếp tục đựng nước uống. Chỉ có chưa đến 1% là nhựa không thể tái chế – loại bắt buộc phải thải ra ngoài môi trường.
Theo đó, vòng đời của một số chai nhựa ở Na Uy có thể lên tới 50 lần tái chế. Điều này biến quốc gia Nauy trở thành hình mẫu của cả thế giới trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Để giải quyết vấn đề này, Na Uy đã tiến hành thu phí mua chai nhựa: Khi người tiêu dùng mua các loại nước uống đựng trong chai nhựa, họ sẽ phải trả tiền cho cả chiếc chai nhựa đó với một khoản tương đương 3.000 VNĐ – 7.000 VNĐ. Số tiền này sẽ được nhận lại nếu người tiêu dùng mang chai nhựa dùng xong đến quét mã vạch và đổi tại một máy thu chai tự động, trạm xăng hoặc các cửa hàng tạp hóa, nơi họ sẽ nhận lại tiền mặt hoặc được tích điểm cho lần mua sắm tiếp theo.
4.3. Đức – Kế hoạch sử dụng ít nhựa nguyên sinh
Hiện nay, Đức gần như là quốc gia đứng đầu Châu Âu về tái chế rác thải nhựa. Người Đức dùng rất ít nhựa nguyên sinh – những chất chế từ các hạt nhựa thành phẩm của dầu mỏ và được dùng lần đầu.
Và trong những năm gần đây, chính phủ Đức đã đưa ra những thông tin và yêu cầu các siêu thị phải cung cấp các loại túi khác thân thiện với môi trường hơn, ví dụ như túi giấy. Nếu người mua yêu cầu có túi ni lông, họ phải trả tiền thay vì được miễn phí như trước đây. Bên cạnh đó, Đức còn có chính sách rất tốt và đồng bộ đối với việc sử dụng vật liệu đóng gói và chai nhựa được tái chế sử dụng nhiều lần.
Sau khi đã tham khảo các thông tin trên bài viết, chắc hẳn bạn cũng đã phần nào hiểu được quy trình tái chế nhựa đúng cách diễn ra như thế nào? Từ đó có biện pháp sử dụng, phân loại và tái chế chai nhựa hợp lý. Đừng quên tiếp tục theo dõi các bài viết mới nhất của Chai Pet Sài Gòn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích nữa nhé.
hay