Thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh quán trà sữa
Bạn đang muốn mở quán trà sữa nhưng còn băn khoăn thủ tục cấp giấy phép kinh doanh? Đừng lo, Chai Pet Sài Gòn sẽ hướng dẫn bạn quy trình và giấy tờ cần thiết ngay đây. Cùng tham khảo để nhanh chóng mở quán nhé!
1. Hình thức xin giấy phép kinh doanh quán trà sữa:
Theo quy định hiện nay, giấy phép kinh doanh quán trà sữa sẽ được cấp dưới 2 hình thức sau: Hộ kinh doanh hoặc công ty kinh doanh.
– Nếu xin phép dưới hình thức là hộ kinh doanh thì người chủ cơ sở cần chuẩn bị hồ sơ và nộp lên Uỷ ban nhân dân Quận, Huyện.
– Nếu xin phép dưới hình thức thành lập công ty kinh doanh quán trà sữa thì đại diện pháp lý cho công ty đó cần chuẩn bị và nộp hồ sơ lên Sở Kế hoạch Đầu tư của Tỉnh hoặc Thành Phố nơi kinh doanh.
2. Quy trình và thủ tục xin giấy phép kinh doanh quán trà sữa:
Theo quy định của pháp luật, các hoạt động kinh doanh chỉ được phép tiến hành khi đã có cấp phép của cơ quan thẩm quyền. Để kinh doanh quán trà sữa, bạn cần tiến hành thủ tục xin cấp phép như sau:
2.1. Hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh:
Khi tìm được mặt bằng thích hợp, việc đầu tiên sau khi thống nhất với chủ nhà các điều khoản thuê là bạn cần ký hợp đồng thuê nhà. Để bản hợp đồng hợp lệ bạn cần phải mang đi công chứng. Khi đã có giấy này, bạn có thể tiến hành xin giấy phép kinh doanh và làm các thủ tục khác.
2.2. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế:
Để tránh mất thời gian, bạn có thể thực hiện hai thủ tục pháp lý này cùng một lần tại Uỷ ban nhân dân Quận/Huyện nơi đặt quán trà sữa. Thông thường, bạn sẽ phải đóng 3 loại thuế: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và thuế môn bài. Nếu doanh thu quán dưới 100 triệu đồng/năm thì bạn chưa cần phải đóng thuế.
2.3. Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm:
Để được cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, bạn cần thực hiện theo 2 bước sau:
Bước 1: Trang bị kiến thức và hoàn thành bài kiểm tra:
– Xin tờ khai “Đề nghị sát hạch kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm” và bộ hồ sơ ““Xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm” tại Uỷ ban nhân dân Quận/Huyện nơi mở quán
– Điền đầy đủ thông tin và nộp lại cùng với: Bản sao chứng minh/căn cước công dân, giấy khám sức khoẻ của chủ quán và nhân viên
– Học 1 buổi về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm tại Trung tâm y tế dự phòng địa phương và nhận bộ câu hỏi để ôn thi
– Hoàn thành bài thi và chờ kết quả từ Bộ Y tế Quận/Huyện
Bước 2: Tiến hành xin giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
– Điền thông tin vào hồ sơ “Xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm” đã có ở bước 1
– Chuẩn bị các giấy tờ sau để nộp cùng với hồ sơ trên: Giấy khám sức khoẻ của chủ quán cùng toàn bộ nhân viên còn hiệu lực trong 12 tháng, giấy chứng nhận hoàn thành chương trình học về vệ sinh an toàn thực phẩm và bản giải trình chất lượng cơ sở vật chất, dụng cụ, trang thiết bị.
Ngoài những giấy tờ trên thì có thể bạn sẽ phải cung cấp cho cơ quan pháp lý một số giấy tờ phụ khác như:
– Giấy chuyển đổi mục đích sử dụng điện năng, có thể yêu cầu công ty điện lực cung cấp
– Giấy chứng nhận đáp ứng đủ các yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy
– Giấy đăng ký tạm trú, tạm vắng nếu có nhân viên là người ở địa phương khác đến
– Hợp đồng lao động của nhân viên
Trên đây là trình tự và thủ tục cần thiết để mở quán trà sữa. Nếu bạn đang muốn kinh doanh lĩnh vực này thì hãy lưu ý để quá trình xin cấp phép được diễn ra nhanh chóng nhất.
3. Một vài lưu ý để nhanh chóng có giấy phép kinh doanh quán trà sữa:
Ngoài việc thực hiện đúng theo quy trình và thủ tục thì bạn cần chờ cơ quan phụ trách xác minh thông tin và các giấy tờ liên quan. Để công tác xác minh diễn ra thuận lợi và nhanh chóng nhất, bạn cần lưu ý những điều sau:
– Tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc về vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ sở vật chất, thiết bị và dụng cụ
– Quán cần có các khu: Tiếp nhận nguyên liệu, chế biến, bảo quản chu đáo và vệ sinh
– Khu vực rửa tay và nhà vệ sinh cần phải tách biệt với nhau
– Có đầy đủ dụng cụ pha chế và bảo quản
– Trang bị các thiết bị vệ sinh như: Găng tay, khăn lau, kẹp thức ăn,…
– Trang bị đầy đủ thiết bị phòng chống ruồi, gián và các động vật gây bệnh
– Trang bị cho quán đầy đủ các thiết bị phòng cháy chữa cháy theo quy định
– Nước đá phải được sản xuất và bảo quản sạch sẽ
– Đồ uống chín phải bày trên bàn hoặc kệ cao hơn mặt đất tối thiểu 60cm và có đầy đủ các vật dụng che chắn, đậy kín khỏi côn trùng
– Sổ sách ghi chép đầy đủ và thực hiện theo chế độ kiểm thực 3 bước của Bộ Y tế: Trước, trong và sau khi chế biến. Đồng thời lưu trữ mẫu thử 24h sau khi kiểm tra.
– Chất thải, rác phải được thu gom và xử lý mỗi ngày. Nước thải cần được xử lý, không gây ô nhiễm môi trường.
– Khu chế biến cần phải thiết kế theo nguyên tắc một chiều. Nghĩa là việc chế biến phải được bố trí sao cho chỉ đi theo một chiều duy nhất: Nguyên liệu đầu vào, sơ chế, pha chế, phục vụ, dọn rửa,…
4. Một số câu hỏi về thủ tục cấp phép kinh doanh quán trà sữa:
Cuối bài viết, Chai Pet Sài Gòn xin giải đáp một vài thắc mắc phổ biến của các chủ quán:
4.1. Thời hạn nhận giấy phép kinh doanh quán trà sữa là bao lâu?
Thời gian cấp phép còn tùy thuộc vào việc nộp đầy đủ hồ sơ, giấy tờ cần thiết. Đồng thời, việc xác minh cũng ảnh hưởng đến thời gian cấp phép.
4.2. Các loại thuế cần phải đóng khi kinh doanh quán trà sữa được tính như thế nào?
Có 3 loại thuế mà bạn cần phải đóng khi kinh doanh quán và được tính như sau:
– Thuế môn bài: Đây là loại thuế được đóng hàng năm, nhưng sẽ dựa vào thu nhập từng tháng của bạn, cụ thể là:
Doanh thu bằng hoặc thấp hơn 300.000đ/tháng thì đóng 50.000đ/năm
Doanh thu 300.000 – 500.000đ/tháng thì đóng 100.000đ/năm
Doanh thu 500.000 – 750.000đ/tháng thì đóng 300.000đ/năm
Doanh thu 750.000 – 1.000.000đ/tháng thì đóng 500.000đ/năm
Doanh thu 1.000.000 – 1.500.000đ/tháng thì đóng 750.000đ/năm
Doanh thu trên 1.500.000đ/tháng thì đóng 1.000.000đ/năm
– Thuế giá trị gia tăng: Thuế này sẽ được đóng mỗi 6 tháng 1 lần với công thức như sau:
Thuế GTGT = Biểu giá trị gia tăng trên doanh thu của cục thuế ban hành x Doanh thu x Thuế suất thuế GTGT
– Thuế thu nhập cá nhân: Thuế này được tính theo công thức sau:
Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân = Doanh thu x Tỷ lệ thu nhập chịu thuế tính trên doanh thu do cục thuế ban hành.
Vậy là Chai Pet Sài Gòn đã thông tin đến bạn quy trình thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh trà sữa. Nếu bạn đang có dự định kinh doanh lĩnh vực này thì hãy lưu ngay bài viết này để thực hiện đúng các bước, giúp việc cấp giấy phép diễn ra nhanh chóng, thuận lợi nhé!
Và nếu bạn đang cần tìm các mẫu chai nhựa đựng trà sữa đẹp, ly giấy cho quán của mình, hãy liên hệ Chai Pet Sài Gòn để có giá tốt nhất nhé!
>>> Xem thêm: Bí quyết kinh doanh trà sữa thành công nhé!