Tiềm năng phát triển ngành nhựa trên thế giới và Việt Nam
Ngành công nghiệp nhựa hiện có tiềm năng phát triển như thế nào? Có nên đầu tư vào ngành này không? Hãy cùng Chai Pet Sài Gòn cập nhật những thông tin mới nhất về lĩnh vực này trong bài viết dưới đây nhé!
1. Tiềm năng phát triển ngành nhựa trên thế giới
Ngành nhựa trên thế giới hiện được đánh giá là đang rất khả quan và tập trung vào khu vực châu Á. Cụ thể như sau:
1.1. Tốc độ phát triển nhanh chóng, đặc biệt là khu vực châu Á
Trong vòng 50 năm qua, tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành nhựa là 9%. Thậm chí, trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, ngành nhựa vẫn tăng trưởng đến 3%. Sau khủng hoảng, ngành này còn tăng trưởng 10% – 20% ở các nước Đông Nam Á, Trung Quốc và Ấn Độ. Điều này cho thấy tiềm năng của ngành này hiện đang rất lớn tại khu vực châu Á.
Giải thích cho sự tăng trưởng về nhu cầu nhựa trên thế giới nói chung và châu Á nói riêng, các chuyên gia đã đưa ra các nguyên nhân sau:
– Nhu cầu nhựa của thế giới giai đoạn này đang tăng cao. Cụ thể là ước tính trên 500 triệu tấn/năm và tăng tiếp tục tăng 5%/năm (Theo BASF).
– Sự tăng trưởng của các ngành tiêu thụ sản phẩm nhựa như: Thức ăn nhanh, thiết bị điện tử, xây dựng,… đã kéo theo sự gia tăng nhu cầu nhựa. Tăng trưởng mạnh nhất là ở châu Á, ghi nhận được khoảng 12% – 15%/năm.
1.2. Nguồn cung hạt nhựa có thể không đủ cầu
Hiện tại, khu vực sản xuất nhựa hàng đầu hiện nay đang thuộc về châu Á, với tỷ lệ 37% tổng sản lượng nhựa toàn cầu. Châu Âu và NAFTA theo sát với lần lượt là 24% và 23% (Số liệu năm 2010).
Mặc dù có số liệu tăng trưởng khá mạnh mẽ, nhưng nguồn cung nhựa được cho là có thể không đáp ứng kịp nhu cầu trên thế giới. Bởi hiện nay, nền kinh tế thế giới đang thời kỳ phát triển thịnh vượng, kéo theo nhu cầu bao bì và linh kiện nhựa là rất lớn. Điều này có thể dẫn đến sự tăng giá nhựa nguyên liệu và các sản phẩm nhựa trong thời gian sắp tới.
- Cụ thể, nhu cầu hạt nhựa PET là lớn nhất, chiếm khoảng 30%. Mặc dù nguồn cung nhựa PET đã tăng trên 25% nhưng vẫn không đáp ứng kịp nhu cầu thị trường.
1.3. Nguồn cung nguyên liệu vẫn đang thiếu hụt
Nguồn cung nguyên liệu sản xuất nhựa chủ yếu hiện nay là từ dầu mỏ và gas tự nhiên. Tuy nhiên, sự tăng giá của dầu thô gần đây đã khiến giá hạt nhựa bị đẩy lên cao. Như vậy, quốc gia nào sở hữu nhiều dầu mỏ và gas tự nhiên thì sẽ có lợi thế hơn trong thị trường nhựa thế giới.
1.4. Ngành nhựa đang bị phụ thuộc vào nhiều ngành khác
Đặc thù của ngành nhựa là được chia thành nhiều phân khúc nhỏ, dựa trên sản phẩm như: Thiết bị điện tử, phụ kiện xe hơi, bao bì, nhựa xây dựng,… Sự tăng trưởng của ngành nhựa sẽ phụ thuộc rất nhiều vào sự tăng trưởng của các ngành trên. Theo đó, tỷ trọng và tiềm năng phát triển của các phân khúc trong ngành nhựa như sau:
– Phân khúc sản xuất bao bì: Chiếm tỷ trọng lớn nhất, khoảng 40% tổng sản phẩm nhựa trên thế giới. Mức tăng trưởng trung bình của phân khúc này khoảng 4%/năm và phụ thuộc vào các ngành: Thực phẩm, dược phẩm và đồ uống. Đây là những ngành ổn định, ít bị khủng hoảng nên được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh trong tương lai.
– Phân khúc vật liệu xây dựng: Chiếm 20% sản phẩm nhựa được sản xuất trên thế giới. Tăng trưởng phân khúc này cao nhất ở các quốc gia châu Á đang phát triển như Trung Quốc và Nhật Bản. Còn ở Mỹ và châu Âu thì tăng trưởng chậm hơn, tiêu thụ chủ yếu để sản xuất ống nước.
– Phân khúc phụ kiện xe hơi và thiết bị điện tử: Chiếm tỷ trọng lần lượt là 7% và 5.6%/năm, tăng trưởng mạnh mẽ ở thị trường châu Á, nhất là Ấn Độ, Nhật Bản và một số nước Đông Nam Á.
1.5. Nhựa tái chế ngày càng được khuyến khích
Nhựa tái chế thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng để sản xuất, do đó đang được chính phủ các nước rất khuyến khích. Hiện tại, nhựa tái chế đang tăng trưởng mạnh ở các nước châu Âu như: Anh, Pháp, Đức,… là chủ yếu. Tuy nhiên, nguồn cung vẫn chưa đủ cầu.
2. Tiềm năng phát triển ngành nhựa tại Việt Nam
Cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp nhựa thế giới, sản xuất nhựa trong nước cũng đang có những bước tiến vượt trội. Đặc biệt là tốc độ tăng trưởng vô cùng nhanh chóng và sức cạnh tranh mạnh mẽ.
2.1. Tăng trưởng mạnh mẽ 16% – 18%/năm
Ở Việt Nam, ngành công nghiệp nhựa còn khá mới mẻ so với các ngành cơ khí, điện tử, hoá chất,… Tuy nhiên, ngành nhựa đã có một sự tăng trưởng vô cùng mạnh mẽ chỉ sau 2 ngành lâu đời là dệt may và viễn thông. Với tốc độ phát triển đến 18%/năm, nhiều phân khúc đạt đến 100%/năm, đây là ngành vô cùng năng động hiện và tiềm năng hiện nay.
2.2. Nhựa nội địa có khả năng cạnh tranh với nhựa nhập khẩu
Theo khảo sát thị trường, sản phẩm nhựa do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất hiện rất đa dạng về chủng loại và đáp ứng tốt nhu cầu của nhiều linh vực khác nhau. Trong đó, nổi bật nhất là nhựa dùng làm bao bì, đồ dùng gia đình, văn phòng phẩm và đồ chơi. Dưới đây là top 10 thị trường xuất khẩu nhựa của Việt Nam:
Ngoài ra, nhựa nội địa còn phục vụ cho các ngành khác như: Điện, điện tử, ô tô,… Nhìn chung, nhựa nội địa có chất lượng và sức cạnh tranh không thu gì nhựa do các công ty nước ngoài tại Việt Nam sản xuất.
2.3. Đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu xuất khẩu
Không chỉ khẳng định chất lượng tại “sân nhà”, nhựa Việt Nam hiện đang có mặt tại hơn 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trong đó, thị trường xuất khẩu chính của nhựa Việt Nam là Mỹ và Nhật Bản. Ngoài ra, ống nhựa Việt Nam được đánh giá rất cao ở thị trường châu Âu. Một số thị trường tiềm năng trong thời gian tới cho nhựa Việt Nam là: Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Âu, Nga, châu Phi,…
Ưu thế trên thị trường quốc tế của nhựa Việt Nam là không bị áp thuế chống phá giá như các sản phẩm đến từ các nước châu Á khác. Điều này giúp nhựa của doanh nghiệp Việt có lợi thế về giá 8% – 30% so với các đối thủ cạnh tranh khác. Các sản phẩm từ nhựa của Việt Nam đều đạt tiêu chuẩn Iso 9001, các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm HACCP cũng góp phần giúp Việt Nam tạo lợi thế cạnh tranh so với các nước khác.
3. TP. HCM: Sản xuất chai nhựa có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng
HCM là một trong những “đầu tàu” kinh tế của cả nước. Do vậy, các ngành sản xuất ở đây có tốc độ phát triển vô cùng nhanh chóng, kéo theo đó là nhu cầu rất lớn bao bì nhựa. Trong đó, chai nhựa được xem là bao bì quan trọng của rất nhiều ngành công nghiệp như: Thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm,…
- Vì vậy, không khó để giải thích vì sao ngành sản xuất chai nhựa lại đặc biệt phát triển ở TP. HCM.
Ngành sản xuất chai nhựa ở TP. HCM có những đặc điểm nổi bật như sau:
– Phát triển mạnh mẽ cả số lượng lẫn chất lượng: Do nhu cầu lớn, nên rất nhiều doanh nghiệp đã tham gia vào lĩnh vực này. Do đó, doanh nghiệp muốn cạnh tranh cần phải không ngừng nâng cao khả năng sản xuất số lượng lớn và cả chất lượng sản phẩm bằng cách: Cải tiến công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, hợp tác hoặc liên kết với nhau,…
– Chú trọng vào mẫu mã hơn bao giờ hết: Cạnh tranh đã dẫn đến cải tiến và sáng tạo, mà cụ thể là thiết kế của chai nhựa. Hiện nay, chai nhựa pet đã có rất nhiều mẫu mã và dung tích, đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng và giúp doanh nghiệp nhựa cạnh tranh tốt hơn.
Chính những yếu tố trên nên ở Hồ Chí Minh ngày càng xuất hiện ngày càng nhiều công ty sản xuất và cung cấp chai nhựa uy tín góp phần thúc đẩy ngành nhựa Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung.
Trên đây là chia sẻ về tiềm năng phát triển ngành nhựa hiện nay trên thế giới, tại Việt Nam và TP. HCM. Hy vọng thông qua những chia sẻ này, bạn sẽ có cái nhìn toàn diện thị trường, từ đó có quyết định đúng đắn trong việc kinh doanh của mình.
Để tìm hiểu các loại chai nhựa chất lượng, mẫu mã đẹp và giá thành cạnh tranh, đừng ngần ngại liên hệ Chai Pet Sài Gòn để được tư vấn nhanh chóng nhé!