Giải đáp tất tần tật về tiêu chuẩn Iso 9001 cho bạn
Nếu bạn làm việc trong các lĩnh vực có liên quan kinh doanh sản xuất, chắc hẳn sẽ nghe nhắc nhiều đến tiêu chuẩn ISO 9001. Vậy bạn biết gì về bộ tiêu chuẩn này? Chai Pet Sài Gòn xin chia sẻ một số điều cần biết về bộ tiêu chuẩn 9001 này để bạn hiểu rõ hơn.
1. Tổng quan về tiêu chuẩn chứng nhận iso 9001
1.1 Tiêu chuẩn ISO 9001 là gì?
ISO 9001 là một tên gọi của một bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ. ISO 9001 được phát triển và ban hành lần đầu tiên vào năm 1987, bởi ISO – Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế. Đây là tiêu chuẩn sẽ giúp doanh nghiệp của bạn có một hệ thống quản lý chất lượng rõ ràng và hiệu quả hơn trong các khâu, giai đoạn cụ thể. Từ đó có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, đây cũng là tiêu chuẩn được ứng dụng cho việc đánh giá chứng nhận phù hợp với hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức. Vì thế, nó không chỉ được sử dụng phổ biến tại Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Và ngoài ra, ISO 9001:2015 còn là phiên bản mới nhất của ISO 9001, chính thức thay thế phiên bản cũ trước đó là ISO 9001:2008.
Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 giúp đảm bảo sản phẩm đáp ứng được yêu cầu khách hàng và thực hiện các quy định pháp luật theo một cách ổn định. Đồng thời, mong muốn nâng cao sự thoả mãn của khách hàng. Do đó, phải xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng cho tất cả các quá trình và nhân sự có liên quan. Đặc biệt là việc đảm bảo chất lượng từ khâu tiếp nhận thông tin khách hàng, thiết kế, thu mua nguyên liệu, cung cấp dịch vụ, giao hàng và các quá trình hỗ trợ, như: Đào tạo, bảo trì thiết bị, máy móc,…
1.2 Các phiên bản của ISO 9001
Bộ tiêu chuẩn ISO 9001 luôn không ngừng cải tiến và thay đổi, nhằm đưa ra các yêu cầu hợp lý nhất với sự phát triển của nền kinh tế và xã hội hiện tại. Cụ thể, ISO 9001 đã trải qua các loại phiên bản sau đây:
– ISO 9001:1987
– ISO 9001:1994
– ISO 9001:2000
– ISO 9001:2008
– ISO 9001:2015
1.3 Đối tượng áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001
ISO 9001 là một tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng, nên nó có thể áp dụng đối với mọi tổ chức, doanh nghiệp. Không phân biệt phạm vi, quy mô hay ngành nghề, mọi hình thức hoạt động kinh doanh. Ví dụ như: Những cơ sở sản xuất, cung cấp dịch vụ, các đơn vị hành chính sự nghiệp,…
Đồng thời, mọi hình thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải đạt được những nguyên tắc sau:
– Hướng đến khách hàng
– Sự lãnh đạo
– Sự tham gia của đội ngũ nhân viên
– Cách tiếp cận theo quy trình
– Cách tiếp cận theo hệ thống đối với bộ phận quản lý
– Không ngừng cải tiến
– Quyết định dựa trên các vấn đề, sự kiện
– Quan hệ hợp tác cùng có lợi với đơn vị cung cấp
2. Quy trình chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001
Việc áp dụng quy trình chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001 hay ISO 9001:2015 cũng đều trải qua 4 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Khảo sát, đánh giá
– Khảo sát hệ thống quản lý chất lượng của doanh nghiệp và đánh giá theo tiêu chuẩn ISO 9001
– Đào tạo tìm hiểu về chất lượng và hệ thống quản lý ISO 9001
– Hoàn thiện các cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp
– Phân định rõ ràng quyền hạn, trách nhiệm của ban lãnh đạo và bộ phận điều hành
– Phân bổ chức năng và nhiệm vụ cho các phòng, ban
– Quy định nhiệm vụ cũng như quyền hạn tương ứng cho từng vị trí công việc. Đồng thời yêu cầu năng lực phù hợp.
Giai đoạn 2: Xây dựng – triển khai hệ thống tài liệu
– Đào tạo đội ngũ công nhân viên về văn bản hóa hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001
– Xác định các đối tượng tài liệu cần thiết lập trong văn bản hóa
– Xác định, phân lập cấu trúc và xây dựng hệ thống tài liệu
– Áp dụng hệ thống quản lý tài liệu
Giai đoạn 3: Xem xét đánh giá hệ thống quản lý
– Tìm hiểu và áp dụng hệ thống quản lý cho cán bộ công nhân viên liên quan
– Đào tạo đội ngũ đánh giá viên trong nội bộ doanh nghiệp
– Chọn lựa đánh giá viên của hệ thống quản lý
– Xem xét và áp dụng các hoạt động khắc phục
– Đánh giá hệ thống quản lý chất lượng
– Tiến hành đăng ký chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001
Giai đoạn 4: Chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001
– Đầu tiên, cơ quan chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001 sẽ thực hiện đánh giá
– Sau khi đánh giá sẽ bắt đầu thực hiện hoạt động khắc phục và cải tiến
– Tư vấn và áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001: Từ 65 – 90 ngày
– Chứng nhận ISO 9001: Từ 10 – 30 ngày
– Tài liệu chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001
– Đăng ký chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001
– Đánh dấu chứng nhận tiêu chuẩn ISO 9001
– Hướng dẫn sử dụng dấu chứng nhận ISO 9001
– Quy trình chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001
– Các thủ tục khiếu nại, phàn nàn
3. Những lợi ích khi có chứng nhận ISO 9001
3.1 Tăng sức mạnh quản lý:
– Hỗ trợ tổ chức, doanh nghiệp xác định và quản lý tốt các vấn đề chất lượng một cách toàn diện.
– Chủ động kiểm soát nhằm đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về hệ thống chất lượng tiêu chuẩn ISO 9001
– Giúp doanh nghiệp bạn trở thành một đối thủ cạnh tranh lớn trong thị trường đang kinh doanh
3.2 Đáp ứng mong muốn, yêu cầu của khách hàng:
– Mở rộng cơ hội kinh doanh bằng cách thể hiện sự tuân thủ tiêu chuẩn ISO 9001
– Có được nhiều khách hàng với các dịch vụ chăm sóc tốt hơn
– Gia tăng cơ hội trúng thầu và khả năng cạnh tranh khi khách hàng ưu tiên lựa chọn nhà cung cấp đạt chuẩn ISO 9001
– Nâng cao uy tín thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế
3.3 Gia tăng lợi nhuận
– Cách làm việc hiệu quả hơn sẽ tiết kiệm được thời gian, tiền bạc và nguồn lực
– Giảm lỗi sai, phế phẩm và hư hại. Mối liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận nhân viên, giúp doanh nghiệp đảm bảo việc vận hành ổn định khi đi vào sản xuất kinh doanh hiệu quả
– Cải tiến kết quả hoạt động và quy trình sẽ loại bỏ được các lỗi sai và gia tăng lợi nhuận
Trên đây là những thông tin về bộ tiêu chuẩn ISO 9001 mà Chai Pet Sài Gòn muốn chia sẻ đến bạn. Mong rằng qua bài viết này, bạn sẽ có được cái nhìn tổng quan hơn về tiêu chuẩn ISO 9001 cũng như hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
Tiêu chuẩn liên quan khác bạn cần biết: Tiêu chuẩn an toàn thực phẩm HACCP